Sau nhiều tháng trì hoãn, EU và NATO dự kiến sẽ sớm chính thức đưa ra lời tuyên bố chung yêu cầu Nga rời khỏi Ukraine và chấm dứt xung đột, đồng thời cam kết hỗ trợ đầy đủ cho Kyiv.

EU và NATO tìm được tiếng nói chung trong việc ủng hộ Ukraine

Hoàng Vũ | 15/12/2022, 12:20

Sau nhiều tháng trì hoãn, EU và NATO dự kiến sẽ sớm chính thức đưa ra lời tuyên bố chung yêu cầu Nga rời khỏi Ukraine và chấm dứt xung đột, đồng thời cam kết hỗ trợ đầy đủ cho Kyiv.

20170314_akrieps_ggraas_nato(1).jpg

Theo Politico (Mỹ), các nhà ngoại giao của EU và NATO tiết lộ tuyên bố chung đã bị đình trệ do căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus (Đảo Síp) trong gần một năm. Giờ đây, EU và NATO đã sẵn sàng trình bày lời kêu gọi dự kiến vào tuần sau - hoặc đầu năm 2023.

Vào tháng 9, sau cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen đã viết trên Twitter rằng “đã đến lúc thống nhất một tuyên bố chung mới để đưa quan hệ đối tác của chúng ta tiến lên phía trước”.

Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu sau đó đã phàn nàn rằng “mặc dù đã có sự hợp tác hiệu quả trên thực tế” nhưng vẫn có “sự chậm chạp liên quan đến tuyên bố chung về Ukraine”.

Trong bản dự thảo tuyên bố chung mà Politico thu thập được, EU và NATO kêu gọi Nga “ngay lập tức chấm dứt cuộc chiến và rút quân khỏi Ukraine”, đồng thời nhắc lại “sự ủng hộ kiên định và liên tục đối với nền độc lập của Ukraine”.

EU và NATO cũng đồng ý “ủng hộ đầy đủ quyền tự vệ vốn có của Ukraine và tự lựa chọn vận mệnh của mình”, đồng thời cáo buộc “chiến dịch quân sự của Nga” đã “làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng ảnh hưởng đến hàng tỷ người trên khắp thế giới”.

Theo một nhà ngoại giao, tuyên bố chung này bao gồm một phần khác đề cập đến Trung Quốc. “Chúng ta đang sống trong thời đại cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng. Sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc đặt ra những thách thức mà chúng ta cần phải giải quyết”, nhà ngoại giao cho biết.

Mặc dù nhiều nước châu Âu là thành viên của cả EU và NATO, hai tổ chức này không có cùng chí hướng, do đó sự gắn kết của hai tổ chức phương Tây này không thực sự rõ ràng. Xung đột ở Ukraine ban đầu đã chia rẽ lập trường của phương Tây, các nước không thống nhất về các lệnh trừng phạt Nga.

Vấn đề Ukraine hiện là một “phép thử” cho việc EU và NATO sẽ có những bước tiến nào trong việc đối đầu Nga hoặc những đối thủ khác trong tương lai. Trong khi NATO giữ vai trò là liên minh quân sự chính trị có thể tăng cường phòng thủ ở Đông Âu, cung cấp khí tài giúp Ukraine phòng vệ trước Nga, còn EU có sức mạnh kinh tế khi đưa ra những đòn trừng phạt nhắm vào Moscow.

Bài liên quan
Quan chức Anh kêu gọi NATO đi đầu trong chạy đua vũ trang AI
Theo Reuters, quan chức cấp cao nội các Anh Pat McFadden nhân dịp phát biểu tại Hội nghị Phòng thủ không gian mạng NATO ngày 25.11, ông sẽ kêu gọi các đồng minh trong khối phải đi đầu trong cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ nhân tạo (AI) mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU và NATO tìm được tiếng nói chung trong việc ủng hộ Ukraine