Năm 2022 sẽ được nhớ đến là năm cuộc chiến tại Ukraine cùng loạt trừng phạt phương Tây đã đẩy nhanh khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Căng thẳng bùng nổ tạo ra áp lực mới với nguồn cung dầu khí vốn đã bị siết chặt do kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.

Khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ kéo sang năm 2023

Cẩm Bình | 14/12/2022, 13:35

Năm 2022 sẽ được nhớ đến là năm cuộc chiến tại Ukraine cùng loạt trừng phạt phương Tây đã đẩy nhanh khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Căng thẳng bùng nổ tạo ra áp lực mới với nguồn cung dầu khí vốn đã bị siết chặt do kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.

Hàng loạt công ty năng lượng hàng đầu thế giới vội vàng rút khỏi Nga, xóa sổ nhiều tài sản trị giá hàng chục tỷ đô. Giá khí đốt tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, giá dầu có thời điểm gần 140 USD/thùng – thúc đẩy làn sóng lạm phát gây nên khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở nhiều quốc gia.

Các nền kinh tế lớn đua nhau tìm kiếm mọi nguồn cung năng lượng, chính phủ các nước đẩy nhanh chuyển đổi sang năng lượng mặt trời cùng năng lượng gió nhưng đồng thời tăng việc mua than, trong khi đó, loạt mục tiêu chống biến đổi khí hậu bị trì hoãn.

Quốc gia giàu có như Đức đủ khả năng chi tiền hỗ trợ công ty năng lượng. Một số quốc gia khác như Nam Phi phải trải qua đợt mất điện tồi tệ nhất lịch sử, Sri Lanka - quốc gia thiếu dự trữ ngoại hối để nhập nhu yếu phẩm - rơi vào cảnh cạn kiệt nhiên liệu.

khu2022.jpg
Người dân Sri Lanka xếp hàng chờ mua nhiên liệu - Ảnh: Reuters

Theo nhà phân tích Michael Stoppard (công ty nghiên cứu thị trường hàng tiêu dùng S&P Global Commodity Insights): “Chúng ta đang chứng kiến sự chấm dứt mối quan hệ đối tác khí đốt Nga - châu Âu rất thành công 50 năm qua, dẫn đến tình trạng tái điều chỉnh cung cầu rất tốn thời gian. Chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả vào năm 2023 và lâu hơn nữa”.

Các nền kinh tế công nghiệp hóa lớn đang chuẩn bị cho kịch bản nguồn cung bị hạn chế trong năm sau hoặc lâu hơn. Mỹ cùng châu Âu đều đẩy mạnh chuyển chuỗi cung ứng chiến lược đến quốc gia thân thiện (friendshoring) bất kể chi phí cao, chi mạnh tay phát triển năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hydro. Động thái chuyển đổi không những nhằm thoát phụ thuộc Nga về năng lượng mà còn để đối phó Trung Quốc đang thống trị lĩnh vực sản xuất pin mặt trời và khai thác nghiên liệu dùng cho sản xuất pin.

Giám đốc điều hành Enel (một trong số công ty năng lượng lớn nhất thế giới) Francesco Starace nhận xét: “2022 được xem là một năm quan trọng, năm khởi đầu cho một hệ thống hoàn toàn mới. Năm nay cùng một phần của năm 2023 sẽ chứng kiến một loạt hệ quả”.

Khi năm 2022 sắp qua, chi phí năng lượng đã giảm do hoạt động kinh tế suy yếu. Tình hình nhìn chung vẫn khó khăn và có thể kéo dài vì nguồn cung chưa hết khan hiếm.

Ruth Johanne, một công dân Anh đang thất nghiệp cho biết: “Tôi chỉ dám sưởi ấm căn phòng mà tôi ở và bật máy sưởi trong 1 giờ. Sau đó tôi mặc áo len, mũ cùng với áo khoác”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ kéo sang năm 2023