Trong quý 1/2017, Hàn Quốc là quốc gia đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 3,74 tỉ USD vào Việt Nam; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 910,8 triệu USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 823,6 triệu USD.

FDI Trung Quốc vào Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3

Trí Lâm | 25/03/2017, 18:57

Trong quý 1/2017, Hàn Quốc là quốc gia đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 3,74 tỉ USD vào Việt Nam; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 910,8 triệu USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 823,6 triệu USD.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20.3.2017, cả nước có 493 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký là 2,9 tỉ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Bên cạnh đó, có 223 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,94 tỉ USD, tăng 206% so với cùng kỳ và 1.077 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 853 triệu USD, tăng 172% so với cùng kỳ 2016.

Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,62 tỉ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Tính chung trong quý 1/2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 7,71 tỉ USD, tăng 77,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Lũykế đến 20.3.2017, cả nước có 23.071 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 300,7 tỉUSD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 158,45 tỉ USD, bằng 49,3% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Thống kê cho thấy, trong 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong quý 1/2017, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 3,74 tỉ USD, chiếm 48,6% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 910,8 triệu USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 823,6 triệu USD.

Ba tháng đầu năm nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký là 2,61 tỉUSD, chiếm 33,86% tổng vốn đầu tư; Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 1,39 triệu USD, chiếm 18,04% tổng vốn đầu tư. TP.HCM đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký gần 600 triệu USD, chiếm 7,78% tổng vốn đầu tư.

Thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất các nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 6,54 tỉ USD, chiếm đến 84,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong quý 1.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 343,7 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư; đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 296,8 triệu USD, chiếm 3,85% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Hoài Phong
Bài liên quan
Đà Nẵng: Khởi tố Tổng giám đốc Công ty GFDI cùng thuộc cấp về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng đã khởi tố 5 bị can là lãnh đạo và nhân viên Công ty GFDI về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
34 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
FDI Trung Quốc vào Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3