Đó là một trong những nội dung chính mà chuyên gia tài chính – ngân hàng Bùi Kiến Thành đã trao đổi với báo Hải Quan mới đây xung quanh vấn đề Công ty quản lý và khai thác tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)  sẽ xử ký số nợ xấu mua về như thế nào.

Giảm nợ xấu còn 3% vào 2015 là bất khả thi

Một Thế Giới | 14/10/2013, 06:55

Đó là một trong những nội dung chính mà chuyên gia tài chính – ngân hàng Bùi Kiến Thành đã trao đổi với báo Hải Quan mới đây xung quanh vấn đề Công ty quản lý và khai thác tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)  sẽ xử ký số nợ xấu mua về như thế nào.

           

Khi chưa rõ con số chính xác về nợ xấu của hệ thống ngân hàng cùng các số liệu cho thấy nền kinh tế vẫn chưa khởi sắc đến năm 2015 thì việc NHNN nói giảm nợ xấu xuống 3% là bất khả thi.

viettimes_224143353

VAMC đang mua những khoản nợ xấu đầu tiên. Nhưng sau khi mua nợ, theo ông VAMC cần làm gì để xử lý số nợ đã mua?

Trước hết, cần xem xét việc VAMC mua như thế nào? Đó là khởi sự của mọi vấn đề. VAMC nói mua theo giá trị sổ sách, nghĩa là mua theo 100% giá trị số nợ đã cho vay hay là mua theo số nợ gốc và trừ đi các trích lập dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các lọai nợ xấu?

Nếu là mua theo giá trị nợ gốc thì đó là vấn đề cần nghiên cứu. Bởi vì không thể nào bỏ tiền ra mua một hàng hóa với giá trị gốc của nó trong khi không biết giá trị hiện giờ chỉ còn 1% hay 0% so với giá trị gốc. Vừa rồi Thông tư 19 lại quy định là mua theo “giá trị thị trường” với nhiều cách tính chưa rõ ràng hay hợp lý, vì chưa có “thị trường” mà chỉ có VAMC định giá cuối cùng.

VAMC nói số nợ xấu này có tài sản bảo đảm,  tài sản đó là gì? Nếu tài sản đó là bất động sản thì VAMC phải kiểm tra xem giá trị thực của tài sản đó. Vì có hiện tượng thổi phồng giá trị bất động sản lên để cho vay. Khi VAMC thừa hưởng tài sản thế chấp là bất động sản thì có hai vấn đề.

Một là cơ sở pháp lý của những tài sản đó chưa hẳn rõ ràng. Muốn xử lý bất động sản này không chỉ có NHNN mà cần sự giúp đỡ của Bộ Tài chính trong việc làm rõ nguồn gốc, cơ sở pháp lý và thuế.

Mặt khác, muốn bán tài sản thế chấp này cũng phải qua các công đoạn pháp lý về giải chấp và bán tài sản thế chấp. Việc đó VAMC có làm được không và làm tới đâu? Chưa kể sau khi VAMC “ôm” những tài sản thế chấp đó cũng không dễ bán ra được trong bối cảnh hiện nay.

Nếu VAMC mua nợ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó giờ ra sao, còn hoạt động hay đã “chết lâm sàng”, ngưng hoạt động? Doanh nghiệp đó có giá trị trị không hay chỉ là đống sắt vụn? Nếu doanh nghiệp đã “chết” thì giá trị không được bao nhiêu. Nếu doanh nghiệp vẫn sống thì phải tái cấu trúc lại. VAMC có đủ nhân sự và tài chính để cấu trúc lại hay không? Nếu VAMC không làm được mà chủ yếu là mua nợ để bán lại cho tổ chức tài chính trong nước hay nước ngoài thì chưa chắc đã có người mua. Quỹ đầu tư nào có đủ khả năng làm tốt hơn VAMC?

Thế còn vấn đề nhà đầu tư nước ngoài muốn mua nợ thì sao, thưa ông?

Khi nhà đầu tư nước ngoài chưa biết được giá trị đích thực của tài sản là bao nhiêu, do cơ quan nào giám định, cũng như khả năng bán tài sản đó, chưa rõ các thủ tục mua bán, giải chấp… thì họ sẽ chưa dám tham gia. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ tham gia vào việc mua nợ xấu chỉ khi nào họ thấy có lợi.

Mặt khác, theo quy định tại các thông tư của NHNN về mua bán nợ xấu, sau khi mua về, ngân hàng bán nợ xấu vẫn có trách nhiệm trích lập dự phòng 20% mỗi năm, vẫn phải giải quyết việc thu nợ đối với các xí nghiệp và vấn đề giải chấp các tài sản… nên nợ xấu không thể thành món hàng để nhà đầu tư nước ngoài vào mua, bán, cấu trúc lại. Vì cơ chế của ta không rõ ràng nên các nhà đầu tư nước ngoài không thể nào vào làm gì được trừ khi họ thâu tóm một doanh nghiệp nào đó với giá rẻ để tái cấu trúc lại.

Chẳng hạn với những doanh nghiệp có sản phẩm tốt, thị phần tốt, ban quản lý tốt nhưng thiếu vốn lưu động nên kẹt vào thế nợ xấu thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ vào từng doanh nghiệp như vậy để mua. Khi họ mua rồi họ sẽ có trách nhiệm trả lại nợ cho các ngân hàng. Nhưng đó là một câu chuyện khác.

Ông từng bày tỏ quan điểm ngân hàng sợ bán nợ cho VAMC vì lo ngại sẽ lộ “sân sau”. Nhưng nếu không bán thì ngân hàng làm thế nào để xử lý được khối nợ xấu của mình?

Một số ngân hàng không muốn bán nợ cho VAMC vì sẽ phải công khai từng đối tượng khách hàng đã cho vay. NHNN phải buộc các ngân hàng thương mại công khai rõ các khoản nợ xấu này, căn cứ vào đó để có hình thức xử lí thích hợp.

Nếu không bán nợ cho VAMC, ngân hàng cần có trách nhiệm điều tra, kiểm tra lại đã cho ai vay. Nếu cho người thân, người trong hội đồng quản trị vay… thì yêu cầu tất cả những người vay phải trả tiền cho đủ hoặc phát mãi tài sản thế chấp…

NHNN đặt mục tiêu đến 2015 đưa nợ xấu về dưới 3%. Theo ông mục tiêu này có thực hiện được?

Tôi không thấy có khả năng nào cả, tôi không hiểu NHNN dựa trên cơ sở nào để đưa ra mục tiêu này. Hiện nay nợ khó đòi cho cả hệ thống ngân hàng chưa rõ con số chính xác vì mỗi nơi công bố một kiểu. Nếu tính nợ xấu khoảng 6,5% thì tương đương hàng trăm ngàn tỉ đồng.

Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, VAMC chỉ có vốn điều lệ 500 tỉ đồng, giải quyết số nợ xấu này là điều rất khó. Bán tài sản thế chấp, cấu trúc doanh nghiệp trong tình hình này cũng không phải là dễ dàng như tôi đã phân tích ở trên. Những số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, từ nay đến năm 2015, nền kinh tế vẫn chưa khởi sắc mạnh. Do đó việc NHNN nói giảm nợ xấu xuống 3% là bất khả thi.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Báo Hải Quan

           
Bài liên quan
Huyện Trần Văn Thời (Cà Mau): Kinh tế phát triển, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
Năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trần Văn Thời tiếp tục đạt nhiều kết quả khả quan, nhiều chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt tiến độ so với kế hoạch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giảm nợ xấu còn 3% vào 2015 là bất khả thi