“Hai nút thắt chính cần cởi bỏ là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức. Bộ máy thì cồng kềnh, kém hiệu năng, công chức thì thừa nhưng thiếu năng lực và lương tâm nghề nghiệp. Cả hai đang cản trở quá trình phát triển theo hướng cải cách và hội nhập. Đó là hai lực cản cần được giải quyết để định hướng và chính sách mới về FDI được thực hiện có kết quả”, GS Nguyễn Mại nói.
Tham luận tại hội thảo “Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” ngày 7.12, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoàichia sẻ, từ Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2014 là bước tiến lớn của luật pháp Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc thu hút FDI.
Tuy nhiên, vị này cho rằng quá trình thay đổi chính sách và luật pháp trong 30 năm vừa qua đã nảy sinh nhiều khiếm khuyết. Sự thay đổi một số chủ trương của Nhà nước và tình trạng thiếu nhất quán, thiếu minh bạch trong chính sáchluật pháp gây ra tâm lý bất ổn của nhà đầu tư do khó dự đoán khi quyết định phương hướng đầu tư và kinh doanh
Chuyên gia này cho rằng đã xảy ra xung đột lợi ích của từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp với lợi ích dân tộc. Trong khi môi trường đầu tư cần được cải thiện, cần giảm mạnh chi phí cơ hội cho các dự án FDI, thực hiện bình đẳng về luật pháp giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI... thì lợi ích cục bộ đã trở thành lực cản lớn nhất cho quá trình phát triển.
“Các doanh nghiệp FDI quan tâm như tính ổn định của pháp luật, điển hình là luật thuế thay đổi liên tục và quá nhanh, thông tư của Bộ Tài chính ban hành rồi sửa đổi làm cho doanh nghiệp không kịp trở tay, thủ tục thông quan hải quan tuy đã được cải tiến nhưng vẫn mất khá nhiều thời gian so với các nước ASEAN-4”, ông Mại nhấn mạnh.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹtại Hà Nộicho biết chuyến thăm của Tổng thống Mỹđã góp phần làm nổi bật những cơ hội dành cho các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên cónhiều khoảnđầu tưkhông thực hiện được do những thách thức trong việc đối phó với tham nhũng, cũng như các điều kiện cấp phép và môi trường pháp lý quá phức tạp, nhiều hạn chế và không rõ ràng.
"Các thành viên của chúng tôi cần những nỗ lực cải cách để tạo ra một môi trường công bằng hơn và cạnh tranh hơn, nơi các quyết định được đưa ra nhanh hơn, thủ tục ít phức tạp hơn, các quy tắc được thực hiện một cách công bằng, và các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên các giá trị của họ - bao gồm cả việc tiếp cận đất đai và các cơ hội.Chúng tôi thường gặp phải việc thực thi chính sách không đồng nhất, không hiệu quả, và đối xử không công bằng giữa các khu vực", ôngAdam Sitkoff nói.
Dù vị này cho rằng các thành viên của của hiệp hội vẫn rất lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh tại Việt Nam nhưng đã bắt đầuquan ngại đến những thay đổi gần đây trong chính sách và các quy định không phù hợp với các thông lệ quốc tế. Những thay đổi này khiến cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều rủi ro và trở ngại trong việc thực hiện đầu tư. Ví dụ, Dự thảo Luật An ninh mạng thực sự rất đặc biệt, bởi vì ngoài các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, nó cũng bao gồm việc kiểm soát thông tin trên Internet. Mặc dù điều này đã được quy định bởi các luật khác.
Ngoài ra, quy định trong Dự thảo Luật về việc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải đặt máy chủ tại Việt Nam không những không giúp cải thiện tình hình an ninh mạng của Việt Nam mà còn tạo ra gánh nặng không cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt cũng là một thực tế không thông dụng và không được khuyến khích. Chỉ có bốn quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chiếm khoảng hai phần trăm dân số trong khu vực, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt. Hầu hết các quốc gia không đánh thuế này vì nó có tác động xấu đến nền kinh tế và chưa được chứng minh là bảo vệ sức khoẻ.
Còn theo ông Herbert Cochran, Giám đốc Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam, các thay đổi về chính sách pháp lý, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến chính sách thuế như tăng thuế suất hoặc áp dụng các loại thuế mới sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đối với các dự án đầu tư.
"Một nhà đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc mở rộng đầu tư ở một quốc gia, họ sẽ xây dựng một kế hoạch kinh doanh dài hạn từ năm đến mười năm để ước tính lợi nhuận đầu tư thu được. Những thay đổi về thuế sẽ làm thay đổitoàn bộ kế hoạch kinh doanh ban đầu, do chi phí tăng cao, giảm doanh thu và do đó, giảm tỷ suất lợi nhuận hoặc kéo dài thời gian thu hồi vốn đầu tư. Nhà đầu tư có thể do dự trước những quyết định mở rộng đầu tư vào Việt Nam khi họ đã phải đối mặt với những thay đổi thường xuyên về chính sách hay về thuế suất", vị này nhấn mạnh.
Nêu giải pháp cho tình trạng này, GS Nguyễn Mạicho rằng khi thay đổi chính sách, luật pháp cần bảo đảm tính hệ thống, công khai, minh bạch, ổn định, có độ trễ nhất định về thời gian thi hành để nhà đầu tư và doanh nghiệp FDI chủ động trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Hệ thống văn bản pháp quy phải đồng bộ, nhất quán, được ban hành đồng thời một thời gian đủ dài thời gian đủ dài trước thời hạn có hiệu lực thi hành để doanh nghiệp tiếp cận đầy đủ thông tin, chuẩn bị điều kiện thi hành.
“Hai nút thắt chính cần cởi bỏ là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức. Bộ máy thì cồng kềnh, kém hiệu năng, công chức thì thừa nhưng thiếu năng lực và lương tâm nghề nghiệp. Cả hai đang cản trở quá trình phát triển theo hướng cải cách và hội nhập. Đó là hai lực cản cần được giải quyết để định hướng và chính sách mới về FDI được thực hiện có kết quả”, ông Mại nói.
Hoài Phong