Để tạo mỹ quan cho tuyến đường mẫu đầu tiên tại Hà Nội, hàng loạt biển hiệu trên tuyến phố Lê Trọng Tấn được lắp đặt đồng bộ, đúng theo quy chuẩn.

Hà Nội căn cứ vào quy định nào để bắt các doanh nghiệp 'đồng bộ hóa'?

Haiyen | 12/05/2016, 17:44

Để tạo mỹ quan cho tuyến đường mẫu đầu tiên tại Hà Nội, hàng loạt biển hiệu trên tuyến phố Lê Trọng Tấn được lắp đặt đồng bộ, đúng theo quy chuẩn.

Tuyến đường Lê Trọng Tấn mở rộng có chiều dài hơn 1,5km, điểm đầu giao với đường Tôn Thất Tùng kéo dài, điểm cuối giao với đường phía đông sông Lừ. Tổng mức đầu tư dự án gần 225 tỉđồngtừ nguồn vốn ngân sách thành phố, do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư.Không chỉ có vậy, dự án còn chỉnh trang đồng bộ về hạ tầng kiến trúc như hạ ngầm hệ thống dây cáp điện, cáp thông tin, lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED, vỉa hè có làn đường dành cho người tàn tật, thay thế và trồng mới đồng loạt một loại cây xanh, thống nhất kích cỡ và chiều cao các loại biển hiệu cũng như màu sơn của các nhà mặt phố...

Tuy nhiên, ngaysau khi hình ảnh về các biển hiệu được lắp đặt đồng bộ, đúng theo quychuẩnnày được chia sẻ, đãcó hàng loạt ý kiến cho rằng việc này đã phá vỡ đặc trưng riêng của những thương hiệu trên tuyến phố này.

TS Lê Đăng Doanh

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp cho biết ông hoàn toàn không ủng hộ quan điểm này. Theo ông Doanh mỗi thương hiệu hay cửa hàng đều có những đặc trưng riêng để thu hút khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Việc tạo ra ấn tượng đặc biệt nào đó để gây chú ý thì rất nên ủng hộ nhưng nếu áp dụng đồng loạt cho cả tuyến phố thì nó sẽ mang lạisự nhàm chán và giết chết chính thương hiệu của từng doanh nghiệp.

"Tôi cũng không hiểu Hà Nội căn cứ vào đâu, luật pháp nào để bắt ép các doanh nghiệp thực hiện theo quy định; phá vỡ đi sự đa dạng, phong phú, tính năng hoạt động của nền kinh tế thị trường. Tôi đang thắc mắc việc nàychỉ áp dụng với một tuyến phố hay toàn bộ Hà Nộivì nếu áp dụng toàn bộ thì cần làm rõ áp dụng theo điều luật nào, được phép hay không? Có khuyến khích cho sự phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp hay không vì mỗi biển quảng cáo sẽ có một cách quảng bá, thông điệp của từng doanh nghiệp", ông Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Doanh cũng cho rằng việc trưng biển hiệu đồng loạt dù được thành phố đồng ý và tài trợ nhưng phải nhận được sự đồng thuận của người dân theo đúng Luật quảng cáo. Nếu Hà Nội vẫn cứ thực hiện thì sẽ phá vỡ quyền tự do kinh doanh cũng như đi lùi lại với sự phát triển xã hội.Việc này chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn, đồng thời nên cho phép các cửa hàng, doanh nghiệpcó những màu sắc đặc trưng riêng của từng thương hiệu để phát triển và tiếp cận khách hàng theo hướng của họ, chứ không nên ép buộc.

Hình ảnh các cửa hàng trên tuyến phố Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội

Chia sẻ về điều này, anh Nguyễn Văn Dũng, giám đốc một công tyvề marketing, có kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực nhận diện thương hiệu cho biết: "Việc Hà Nội bắt ép các cửa hàng, doanh nghiệp lắp đặt biển hiệutheo "một quy chuẩn chung" là hoàn toàn gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh.Nếu áp dụng chỉ 2 màu đỏ và xanh, họ sẽ phải thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu. Việc này gâytốn kém cho doanh nghiệpvà sẽ rất khó khăn đối với các doanh nghiệp giao dịch với các đối tácnước ngoài. Theo tôi được biết, chưa có một quốc gia nào yêu cầu doanh nghiệp làm việc đó. Hà Nội nếu muốn đồng bộ, tạo sự nhất quán và thẩm mỹ trên các tuyến phố thìchỉ nên quy định về kích thước và quy cách, không nên quy định về màu sắc đối với cácdoanh nghiệp trên một tuyến phố được coi là kiểu mẫu",anh Dũng trao đổi.

Đồng tình với ý kiến của anh Dũng, anh Lê Quảng Dương, một kiến trúc sư tại Hà Nội cho biết: "Việc đặt ra quy chuẩn về kích thước là rất hợp lý, giúp đường phố nhìn hiện đại, đẹp đẽ hơn nhưng nếu áp dụng cả về màu sắc, khống chế với các công trình thì chưa thật sự phù hợp. Theo tôi cần xem xét lại".

Chị Mai TuyếtHoa, chủ cửa hàng cà phê trên phố Lê Trọng Tấn nói: "Màu sắcrất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp và tâm lý kinh doanh của cửa hàng.Ngay như hôm qua, khách hàng chờ bạnở tiệm cà phê nhà tôi, nhưng bạn của khách tìm mãi mới thấyvì biển hiệu nào cũng giống nhau, khách phải chú ý kỹ mới thấy tên cửa hàng".

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với phóng viên vào chiều 12.5, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội cho biết, việc đồng bộ hóa biển quảng cáo Sở chỉ là đơn vị hướng dẫn về mặt quản lý nhà nước, hướng dẫn về mặt quy định trong luật quảng cáo.

"Biển hiệu cùng kích cỡ là theo luật quảng cáo. Việc đồng bộ hai màu xanh đỏ trong tuyến phố kiểu mẫu thì các đơn vị phải lấy ý kiến của người dân trong khu phố, được sự đồng thuận thì mới bền vững được, còn nếu không thì vẫn để các doanh nghiệp sử dụng các màu sắc của chính đơn vị đó. Quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục lấy ý kiến từ người dân để thay đổi cho phù hợp với cảnh quan đô thị ở Hà Nội", ông Động cho hay.

Dạ Thảo
Bài liên quan
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ khách hàng trước các hành vi gian lận, lừa đảo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội căn cứ vào quy định nào để bắt các doanh nghiệp 'đồng bộ hóa'?