Theo cáo trạng, Huệ không có khả năng mua ngoại tệ từ các ngân hàng nhà nước (NHNN) với giá rẻ nhưng vẫn giới thiệu với nhiều người để hưởng lãi suất chênh lệch.
Sự kiện

Hà Nội: Truy tố kẻ lừa đảo chiếm đoạt hơn 140 tỉ đồng

Nhật Anh 18:45 05/07/2024

Theo cáo trạng, Huệ không có khả năng mua ngoại tệ từ các ngân hàng nhà nước (NHNN) với giá rẻ nhưng vẫn giới thiệu với nhiều người để hưởng lãi suất chênh lệch.

Viện KSND TP.Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, Huệ không có khả năng mua ngoại tệ từ các NHNN với giá rẻ nhưng vẫn giới thiệu với nhiều người để hưởng lãi suất chênh lệch.

Huệ truy cập vào trang “Tỷ giá ngoại tệ hôm nay” để xem tỷ giá của NHNN và một số ngân hàng thương mại; sau đó lựa chọn tỷ giá USD của ngân hàng, đồng thời gọi điện đến các cửa hàng vàng bạc để hỏi tỷ giá USD ngoài thị trường tự do.

Huệ tự đưa ra mức giá cụ thể để thông báo với các bị hại; và giải thích phần chênh lệch là “chi phí tiền hoa hồng” khi mua USD tại các ngân hàng thương mại.

080722411.jpg
Bị can trong vụ án đã chiếm đoạt số tiền lớn từ các bị hại - Ảnh: Internet

Bằng thủ đoạn trên, Huệ rủ rê các bị hại góp vốn đầu tư rồi chiếm đoạt để sử dụng cá nhân. Số tiền bị can chiếm đoạt lên đến hơn 140 tỉ đồng.

Cụ thể, thông qua mối quan hệ xã hội, Huệ rủ chị Lưu Thị L. (SN 1974) góp vốn để đầu tư mua USD bán ra thị trường tự do hưởng lãi suất chêch lệch. Huệ thông báo với chị L. mua USD của NHNN với giá 22.500 đồng/USD. Đồng ý góp vốn, từ ngày 15.8 – 23.10.2022, chị L. đã chuyển cho Huệ 30 tỉ đồng.

Nhận tiền nhưng Huệ lại đem sử dụng chi tiêu cá nhân và trả nợ. Để chị L. tin tưởng, Huệ có chuyển lại cho chị L. 8,9 tỉ đồng là tiền lãi và chốt số tiền Huệ còn cầm là 21,1 tỉ đồng. Sau đó, Huệ không trả tiền và ngắt liên lạc.

Chị Vũ Thị Thanh T. (SN 1976) cũng là bị hại của Huệ, với số tiền bị chiếm đoạt là 94,6 tỉ đồng. Lúc này, Huệ nói bản thân đang giữ 170.000 USD và chị T. đồng ý mua với giá 23.750 đồng/USD. Chị T. chuyển cho Huệ hơn 5 tỉ đồng. Huệ đã giao chị T. số USD này để tạo lòng tin.

Sau lần đó, chị T. tin tưởng Huệ nên tiếp tục chuyển tiền. Trong các ngày 16.9.2022 đến 25.10.2022, chị T. gửi cho Huệ hơn 298 tỉ đồng để mua bán USD với Huệ. Nhận số tiền trên, Huệ dùng hơn 185 tỉ đồng để mua USD, số tiền còn lại Huệ không thực hiện theo cam kết. Theo cáo trạng, Huệ chiếm đoạt của chị T. hơn 94,6 tỉ đồng.

Một nạn nhân khác cũng bị Huệ chiếm đoạt hơn 14 tỉ đồng.

Tại cơ quan điều tra, Huệ khai nhận hành vi phạm tội. Bị can khai rằng đã đăng ký, sử dụng 11 tài khoản ngân hàng cùng đứng tên Trần Thị Minh Huệ để nhận và chuyển tiền cho các bị hại.

Ngoài ra, Huệ cũng khai số tiền nhận được, Huệ chỉ sử dụng một phần để mua USD trên thị trường tự do với giá cao để trả cho bị hại nhằm tạo niềm tin. Bị can Huệ thừa nhận do làm ăn thua lỗ nên sử dụng tiền chiếm đoạt của các bị hại để trả nợ và chi tiêu cá nhân.

Bài liên quan
Nhận diện hình thức lừa đảo, tránh ‘sập bẫy’ mua bán hàng hóa giá rẻ
Theo Bộ Công an, những năm gần đây, lừa đảo trực tuyến đã và đang trở thành vấn nạn trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Kẻ lừa đảo lợi dụng bối cảnh bùng nổ CNTT để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Truy tố kẻ lừa đảo chiếm đoạt hơn 140 tỉ đồng