Hai liệu pháp kháng thể không còn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, do Omicron và các nhánh mới nhất của biến thể này có khả năng khiến chúng trở nên lỗi thời.

Hai phương pháp WHO khuyên không nên dùng để điều trị COVID-19

Sơn Vân | 16/09/2022, 10:15

Hai liệu pháp kháng thể không còn được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, do Omicron và các nhánh mới nhất của biến thể này có khả năng khiến chúng trở nên lỗi thời.

Được thiết kế để hoạt động bằng cách liên kết với protein gai SARS-CoV-2 để vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm vào tế bào của vi rút, hai liệu pháp này nằm trong một số loại thuốc đầu tiên được phát triển sớm trong đại dịch.

Kể từ đó, SARS-CoV-2 đã phát triển và bằng chứng thu thập được từ các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy hai liệu pháp là sotrovimab cũng như casirivimab-imdevimab đã hạn chế hoạt động lâm sàng chống lại các lần nhân lên của vi rút. Do đó, cơ quan quản lý y tế Mỹ không ủng hộ sử dụng chúng.

Hôm 15.9, các chuyên gia của WHO cho biết họ đặc biệt khuyên không nên sử dụng hai liệu pháp này ở bệnh nhân COVID-19, đảo ngược các khuyến nghị có điều kiện trước đó đã xác nhận chúng, như một phần của khuyến nghị được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh.

Sotrovimab của GlaxoSmithKline (Anh) và đối tác Vir Biotechnology (Mỹ) đã tạo ra doanh thu hàng tỉ USD, trở thành một trong những thuốc bán chạy nhất Anh vào năm ngoái. Tuy nhiên, Sotrovimab đã bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) rút khỏi thị trường nước này vào tháng 4.

Penny Ward, giáo sư thỉnh giảng về dược phẩm tại Đại học Nhà vua London (Anh), cho biết Mỹ đã bắt đầu đặt câu hỏi về hiệu quả lâm sàng của sotrovimab với Omicron ngay từ tháng 2, nhưng nhận định của WHO sẽ đến hơi muộn. Bà nói: “Bây giờ WHO đã đưa ra khuyến nghị này, sẽ rất thú vị khi xem có bao nhiêu quốc gia khác phù hợp với nó”.

Hỗn hợp kháng thể casirivimab-imdevimab của Regeneron (Mỹ) và đối tác Roche (Thụy Sĩ) cũng tạo ra doanh thu hàng tỉ USD. Đây là một trong những nhà sản xuất thuốc bán chạy nhất Mỹ vào năm ngoái.

Trở lại vào tháng 1, FDA đã sửa đổi lập trường của mình về phương pháp điều trị, hạn chế việc sử dụng casirivimab-imdevimab cho một nhóm bệnh nhân COVID-19 nhỏ hơn, với lý do hiệu lực của nó giảm dần trước biến thể Omicron.

Cả hai liệu pháp tiếp tục được khuyến cáo sử dụng bởi Cơ quan quản lý thuốc châu Âu.

hai-phuong-phap-who-khuyen-khong-nen-dung-de-dieu-tri-covid-19-1.jpg
WHO khuyên không nên dùng sotrovimab để điều trị COVID-19 vì có thể không hiệu quả với biến thể Omicron

Một liệu pháp điều trị COVID-19 khác xuất hiện sớm trong đại dịch là thuốc kháng vi rút remdesivir của Gilead (Mỹ). WHO đã mở rộng khuyến nghị có điều kiện với loại thuốc này, khuyên rằng nó có thể được sử dụng cho những bệnh nhân mắc COVID nặng cũng như những bệnh nhân COVID-19 không nặng có nguy cơ nhập viện cao nhất.

Có một số phương pháp điều trị COVID-19 hiện có vẫn hữu ích trong cuộc chiến chống lại vi rút SARS-CoV-2 và những phương pháp khác đang được phát triển dự kiến ​​cũng sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân.

Hôm 14.9, người đứng đầu WHO cho biết thế giới đang ở vị thế tốt để có thể chấm dứt đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi các quốc gia tiếp tục nỗ lực chống lại loại vi rút đã giết chết hơn 6,4 triệu người.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo trực tuyến: "Chúng ta vẫn chưa ở đó (thời điểm đại dịch COVID-19 kết thúc – PV), nhưng cuối cùng đã trong tầm mắt”.

Đây là nhận xét lạc quan nhất của ​​WHO kể từ khi cơ quan này tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp quốc tế và bắt đầu mô tả vi rút SARS-CoV-2 như một đại dịch vào tháng 3.2020.

Xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, vi rút SARS-CoV-2 đã giết chết hơn 6,4 triệu người và lây nhiễm cho hơn 606 triệu người, ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế toàn cầu và áp đảo các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Việc triển khai vắc xin COVID-19 và liệu pháp điều trị đã giúp ngăn chặn mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Cơ quan Liên Hợp Quốc báo cáo số ca tử vong do COVID-19 tuần trước là thấp nhất kể từ tháng 3.2020.

Tuy nhiên, các quốc gia cần xem xét kỹ các chính sách của mình và củng cố chúng với COVID-19 cùng các loại vi rút trong tương lai, theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus. Tổng giám đốc WHO cũng kêu gọi các quốc gia tiêm vắc xin cho 100% các nhóm có nguy cơ cao và tiếp tục xét nghiệm COVID-19.

WHO đã cảnh báo về khả năng xảy ra các đợt bùng phát dịch trong tương lai và cho biết các quốc gia cần duy trì nguồn cung cấp thiết bị y tế cùng nhân viên y tế đầy đủ. "Với COVID-19, đây không phải là lúc để thư giãn hoặc mất cảnh giác", WHO nhấn mạnh.

Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học cấp cao của WHO, cho biết: “Chúng tôi dự đoán sẽ có những đợt bùng phát dịch trong tương lai, có khả năng xảy ra vào các thời điểm khác nhau trên khắp thế giới do các biến thể phụ Omicron hoặc thậm chí các biến thể khác nhau đáng lo ngại gây ra”.

Các ca bệnh đậu mùa khỉ cũng đang có xu hướng giảm nhưng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tiếp tục cuộc chiến. Các quan chức WHO vào tháng trước cho biết có thể loại bỏ dịch đậu mùa khỉ bùng phát ở châu Âu bằng cách đẩy mạnh tiêm vắc xin và xét nghiệm.

Các quan chức WHO cho biết có thể loại trừ dịch đậu mùa khỉ ở châu Âu, nêu rõ bằng chứng cho thấy số ca bệnh đang chậm lại ở một số quốc gia.

Theo WHO, có những dấu hiệu đáng khích lệ về sự sụt giảm liên tục hàng tuần về số ca bệnh đậu mùa khỉ ở nhiều nước châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Anh, cũng như việc gia tăng bệnh nhân đang chậm lại tại một số vùng của Mỹ, dù nguồn cung cấp vắc xin khan hiếm.

Hans Kluge, Giám đốc WHO khu vực châu Âu, cho biết: “Chúng tôi tin rằng có thể loại bỏ khả năng lây truyền bệnh đậu mùa khỉ kéo dài từ người sang người ở khu vực châu Âu. Để tiến tới loại bỏ nó, chúng ta cần khẩn trương đẩy mạnh nỗ lực của mình".

Việc triển khai vắc xin đậu mùa khỉ của Bavarian Nordic bị ảnh hưởng bởi nguồn cung hạn chế. Loại vắc xin này cũng được chấp thuận để ngăn ngừa bệnh đậu mùa, dù các nhà quản lý đang thực hiện các bước để giãn nguồn dự trữ hiện có.

Các cơ quan quản lý của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã ủng hộ việc thay đổi phương pháp sử dụng vắc xin đậu mùa khỉ bằng cách tiêm một lượng nhỏ hơn mũi tiêm trong da, làm tăng gấp 5 lần liều lượng có thể được sử dụng từ một lọ.

Ngoài vấn đề nguồn cung vắc xin, các yếu tố quan trọng đằng sau sự tăng chậm lại số ca bệnh đậu mùa khỉ dường như là phát hiện sớm hơn, dẫn đến việc bệnh nhân tự cách ly sớm hơn và thay đổi hành vi, theo Catherine Smallwood, quan chức cấp cứu cấp cao tại WHO khu vực châu Âu.

"Chúng tôi có một số bằng chứng giai thoại khá tốt cho thấy những người, đặc biệt là nam giới quan hệ tình dục đồng giới thuộc nhóm nguy cơ cụ thể, được thông báo nhiều hơn về căn bệnh này", bà Catherine Smallwood nói.

Bài liên quan
Tổng giám đốc WHO khuyên giảm bớt bạn tình để hạn chế lây lan bệnh đậu mùa khỉ
Người đứng đầu WHO khuyến cáo những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới nên giảm bớt bạn tình để hạn chế lây nhiễm bệnh đậu khỉ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai phương pháp WHO khuyên không nên dùng để điều trị COVID-19