Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản tổ chức tập trận hải quân chung hàng năm để phòng hờ Trung Quốc, nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết hôm 12.10.

Hải quân Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản tập trận phòng hờ Trung Quốc

Một Thế Giới | 13/10/2015, 15:28

Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản tổ chức tập trận hải quân chung hàng năm để phòng hờ Trung Quốc, nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết hôm 12.10.

Ba nước Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản đã khởi động cuộc tập trận hải quân chung trên biển tại vịnh Belgal, nhằm lưu tâm tới sự phát triển sức mạnh hải quân của Trung Quốc trong khu vực.
Thủ tướng Narendra Modi đang cho thấy ông sẽ thực hiện chính sách an ninh mạnh mẽ hơn, tìm kiếm các mối quan hệ chiến lược với Mỹ, Nhật Bản và các nước khác trong khu vực nhằm kiềm chế Trung Quốc nhưng vẫn giữ nguy cơ xung đột với Bắc Kinh ở mức thấp.
Mỹ triển khai tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, một tàu ngầm hạt nhân để tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn với Ấn Độ suốt một tuần này.
"Cuộc tập trận Malabar bao gồm các hoạt động chống cướp biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa", phát ngôn viên Hải quân Ấn Độ D.K. Sharma cho biết. 
Quyết định mở rộng cho Nhật Bản tham gia vào cuộc tập trận thường niên Malabar giữa Mỹ và Ấn Độ được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố họ đang cân nhắc sẽ thực hiện các cuộc tuần tra hải quân trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông.
Tờ Financial Times hồi tuần trước đã dẫn lời một quan chức hải quân cấp cao của Mỹ nói rằng trong vòng 2 tuần tới Washington sẽ cho tàu chiến tuần tra trong khu vực 12 hải lý cách các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ấn Độ thường tránh bàn luận về vấn đề căng thẳng trên biển Đông, nhưng nước này tuyên bố rằng ủng hộ quan điểm về tự do hàng hải trong khu vực của Washington.
Nhật Bản đã được phép tham gia được tập trận này từ lâu nhưng họ từ chối tham gia, và chỉ đến thời điểm hiện tại người Nhật mới chính thức đồng ý tham gia tập trận hải quân chung với Mỹ và Ấn Độ.
Srikanth Kondapalli, giảng viên khoa Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, cho biết rằng Úc cùng một số nước Đông Nam Á cũng mong muốn tham gia vào cuộc tập trận Malabar thường niên.
"Một trong những mối quan tâm chủ đạo là thách thức với dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ trên biển trong thời gian gần đây và tăng cường kết nối giữa Ấn Độ và khu vực Thái Bình Dương", ông nói.
Thiên Hà (Theo International Business Times)
>> Kỳ 39: Mao Trạch Đông với những thủ lĩnh Khmer Đỏ "gốc Hoa" 
>> Vụ cháy ở chung cư CT4A Xa La bắt nguồn từ tầng hầm để xe, hư 1 ô tô
>> Anh nông dân trở thành tỷ phú từ đôi vịt… trời cho
>> Quế Ngọc Hải gọi Hòa Minzy - Công Phượng là cặp đôi phiền toái
Bài liên quan
Các nhà khoa học Trung Quốc biến cuộc khủng hoảng tàu vũ trụ Starliner của Boeing thành đột phá tên lửa tàng hình
Khi NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) vật lộn để đưa hai phi hành gia trở về sau sự cố với tàu vũ trụ Starliner của Boeing, Trung Quốc đã tận dụng vấn đề này để tạo ra lợi thế cho mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 23.2, tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải quân Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản tập trận phòng hờ Trung Quốc