Tỷ lệ chuyến bay bị chậm, hủy của các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2022 là 10,3% (tương đương với 32.260 chuyến bay).

Hãng bay nào có tỷ lệ chậm chuyến cao nhất năm 2022?

Tuyết Nhung | 06/02/2023, 17:30

Tỷ lệ chuyến bay bị chậm, hủy của các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2022 là 10,3% (tương đương với 32.260 chuyến bay).

Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố số liệu khai thác các chuyến bay đúng giờ, chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2022.

Theo đó, trong năm ngoái, các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác 312.841 chuyến bay. Có 32.260 chuyến bay bị chậm giờ, chiếm 10,3% số chuyến bay khai thác. Như vậy, số chuyến bay cất cánh đúng giờ (OTP) của toàn ngành hàng không trong năm qua đạt 280.581 chuyến bay, chiếm 89,7% tổng số chuyến bay.

Trong đó, Vietnam Airlines dẫn đầu về số chuyến bay khai thác với 115.987 chuyến; Vietjet Air 115.349 chuyến; Bamboo Airways 51.959 chuyến; Pacific Airlines 16.567 chuyến; VASCO 8.084 chuyến; Vietravel Airlines 4.895 chuyến.

Tỷ lệ chuyến bay bị chậm (delay) trong toàn ngành là 10,3% - tương đương 32.260 chuyến. Nhìn chung, hầu hết hãng bay đều có tỷ lệ chậm chuyến trong năm 2022 cao hơn so với 2021 do hoạt động bay sôi động hơn, không còn chịu tác động của dịch COVID-19.

Đáng chú ý, Vietnam Airlines là hãng hàng không dẫn đầu về chuyến bay bị chậm với 14.486 chuyến bay, chiếm tỉ lệ 12,5% trong tổng số chuyến bay hãng thực hiện. Tiếp đến là Vietjet Air với 11,5%. Thứ tự còn lại lần lượt là VASCO, Vietravel Airlines, Pacific Airlines và Bamboo Airways.

Cục Hàng không cho biết có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm chuyến trong năm qua là do máy bay về muộn (chiếm 67,6%) và do các hãng hàng không (14,2%).

Cũng trong năm 2022, có 1.155 chuyến bay bị hủy, chiếm tỷ lệ 0,4%. Trong đó, Vietnam Airlines hủy 715 chuyến, Vietjet hủy 266 chuyến, VASCO hủy 92 chuyến, Bamboo Airways 64 chuyến, Viettravel và Pacific Airlines mỗi hãng hủy 9 chuyến.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tại các cảng hàng không, sân bay, lượng hành khách đi lại liên tục gia tăng trong dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023. Trong 7 ngày Tết, tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 13.000 lần hạ cất cánh, tăng 39%; hơn 1,9 triệu hành khách, tăng 58%; hơn 7,6 nghìn tấn hàng hóa, giảm 11,6% so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2022.

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển hơn 967.000 hành khách và 1.550 tấn hàng hóa, tăng tương ứng 60,7% về hành khách và 28,4% về hàng hóa so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2022.

Hai sân bay lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, lượng khách nội địa và quốc tế có sự tăng trưởng hơn với cùng kỳ năm ngoái nhờ sự đi lại của người dân về quê đón Tết.

Đánh giá chung về tình hình vận tải dịp Tết Nguyên đán 2023, ông Trần Bảo Ngọc - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) cho biết trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ vận tải được nâng cao, không xảy ra hiện tượng người dân không có phương tiện để đi lại.

Bài liên quan
Sân bay đẹp như thiên đường khiến du khách chỉ thích được… delay
“Thật sự, nơi này giống như khách sạn 5 sao vậy”. Cây bút Teddy Minford của trang Fodors đã đánh giá sân bay Skukuza ở Nam Phi sau khi có chuyến ghé thăm nơi đây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng bay nào có tỷ lệ chậm chuyến cao nhất năm 2022?