Không chỉ có ngoài chợ hay ngoài đường phố mới bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, mà tại các trung tâm thương mại, siêu thị cũng bày la liệt. Tình hình trên có thể cho thấy nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp và xuất hiện những xu hướng mới, tinh vi, chuyên nghiệp và mang yếu tố nước ngoài nhiều hơn.

Hàng giả ngày càng tinh vi, mang yếu tố nước ngoài

19/10/2018, 18:03

Không chỉ có ngoài chợ hay ngoài đường phố mới bán hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, mà tại các trung tâm thương mại, siêu thị cũng bày la liệt. Tình hình trên có thể cho thấy nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp và xuất hiện những xu hướng mới, tinh vi, chuyên nghiệp và mang yếu tố nước ngoài nhiều hơn.

Nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn ra tinh vi - Ảnh: Internet

Vấn đề hàng giả, hàng nhái tiếp tục "nóng lên" tại Hội thảo "Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam - Nguy cơ, thách thức và giải pháp" diễn ra ngày 19.10.

Năm 2017 và 9 tháng năm 2018, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện 34.733 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 121,3 tỉ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 907 tỉ đồng. Trong đó, hàng hóa giả về chất lượng, công dụng 458 vụ vi phạm; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì 6.154 vụ; 690 vụ vi phạm tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả; 1.064 vụ vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 26.367 vụ vi phạm về nhãn hàng hoá.

Tại Hội thảo, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hiện nay tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là quốc nạn, gây bức xúc và tác động tiêu cực tới đời sống người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư.

Mặt hàng thường được làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi cộm bao gồm thực phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, giày dép, dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, điện tử...

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường

Ông Nguyễn Văn Bách, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP.HCM nêu lên một thực trạng khá phổ biến hiện nay là nnhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảng cáo, khuyến mại nhiều hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... một cách công khai, tràn lan trên các website, mạng xã hội.

Đối với hình thức gian lận này, theo ông Bách, các cơ quan chức năng rất khó để phát hiện nơi kinh doanh hoặc kho chứa trữ hàng hóa của các đối tượng để xử lý do những vi phạm liên quan đến sở hữu trí tuệ hữu hình vốn đã phức tạp và khó khăn trong công tác xử lý thì những vi phạm trong môi trường thương mại điện tử “tinh vi” và còn phức tạp hơn nhiều.

Nhiều cuộc kiểm tra tại một số chợ truyền thống, trung tâm thương mại, các tuyến đường kinh doanh đã thu giữ rất nhiều hàng xa xỉ giả hiệu đắt tiền; các đối tượng bị kiểm tra hầu hết là tái phạm nhiều lần, mặc dù đã bị xử phạt và ký cam kết không buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nhưng do có lợi nhuận rất cao và hình thức xử phạt còn nhẹ, sự phối hợp kiểm tra, xử lý giữa các ban, ngành, chính quyền địa phương chưa đồng bộ, công tác quản lý của lãnh đạo các Trung tâm thương mại, Ban quản lý chợ chưa quyết liệt dẫn đến tình trạng hàng giả vẫn còn được bày bán công khai.

Là một trong những doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thường xuyên bị làm giả, làm nhái... Phó Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - ông Bùi Thế Chuyên cho biết việc sản xuất phân bón giả, nhái, kém chất lượng diễn ra hết sức tinh vi, với nhiều thủ đoạn, chiêu trò. Họ đánh vào sự hám lợi của các đại lý, cửa hàng mà tiếp tay cho hành vi sản xuất, tiêu thụ hàng giả và tạo cơ hội để tình trạng gian lận phát triển.

Để hạn chế phân bón giả, kém chất lượng, ông Chuyên cho rằng, các doanh nghiệp cần phải chủ động để bảo vệ mình bằng cách đăng ký bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ sản phẩm do mình sản xuất. Liên kết chặt chẽ với hệ thống khách hàng, đại lý, tăng cường công tác phát hiện và hợp tác với các cơ quan chức năng để xử lý tận gốc hàng gian, hàng giả.

Đại diện Công ty CP Pin ắc quy miền Nam (Pinaco) cho biết các chiêu trò gian lận trong kinh doanh ắc quy chủ yếu dưới các hình thức khai gian thuế nhập khẩu, gian lận bán hàng để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, không đảm bảo chất lượng và bảo hành sản phẩm, không thu hồi sản phẩm bỏ theo quy định. Để đảm bảo công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước cần có cơ chế kiểm soát chất lượng ắc quy nhập khẩu để đảm bảo chất lượng thực của sản phẩm đúng với công bố trên bao bì và phù hợp các yêu cầu về an toàn, môi trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước.

Ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng chia sẻ: ngoài các doanh nghiệp tự cứu mình, các cơ quan chức năng cần xem xét lại đối với chế tài xử lý hàng giả vì khung hình phạt hiện nay quá nhẹ theo hình thức tăng nặng để đủ sức răn đe. Mặc khác, các cơ quan thực thi pháp luật cần phải đưa ra những giải pháp chống hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể và chặt chẽ để tiến tới rút giấy phép, xử lý hình sự đối với những vụ việc vi phạm lớn.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng giả ngày càng tinh vi, mang yếu tố nước ngoài