Ngày 6.7, các tín đồ Hồi giáo trên thế giới kết thúc tháng chay Ramadan. Trước đó đã xảy ra hàng loạt các vụ đánh bom khủng bố tại Iraq, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh.

Hàng trăm người thiệt mạng do đánh bom trong tháng chay Ramadan

Tuấn Anh | 07/07/2016, 06:31

Ngày 6.7, các tín đồ Hồi giáo trên thế giới kết thúc tháng chay Ramadan. Trước đó đã xảy ra hàng loạt các vụ đánh bom khủng bố tại Iraq, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh.

Trong lúc các tín đồHồi giáotrên khắp thế giới chuẩn bị cho ngày lễ lớn Eid al-Fitr đánh dấu kết thúc tháng chay Ramadan, nhiều vụđánh bom đã xảy ra làmnhiều người Hồi giáo lẫn không Hồi giáothiệt mạng.

Tuần cuối cùng của tháng Ramadan chứng kiến cácvụ tấn công đẫm máutại thủ đô Baghdad của Iraq, thánh địa tạithành phố Medina thuộc Ả Rập Saudi, nhà hàng giữa thủ đôBangladesh và sân bay quốc tế ởIstanbul củaThổ Nhĩ Kỳ.

Cácvụ tấn công đều mang đậm dấu ấncủa tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Điều này cho thấy tầm hoạt động của các phần tử khủng bố IS đã vượt xa khỏi cácvùng do chúng kiếm soát tại Iraq và Syria.

Tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đánh bom tại khu Karada ở Baghdad. Karada là khu thương mại sầm uất, nơi nhiều người đến mua sắm để chuẩn bị kết thúc tháng chay Ramadan.

Các vụtấn công khủng bố xảy rasau khi IS bị mất nhiều diện tích chiếm đóngtại Iraq và Syria.

Trong giai đoạn đỉnh điểm năm 2014, IS kiểm soát đến gần 1/3 diện tích giữa Iraq và Syria. Tuy nhiên, trong thời gian qualiên quân do Mỹ dẫn đầu đã yểm trợ vềkhông kích đểgiúp quân đội hai nước này chiếm lại được nhiều phần lãnh thổ bị mất .

Trong lúc phải gánhchịu thất bại thảm hạitrên chiến trường, IS tiếp tục tăng cường hoạt động khủng bố ngay trong vùng do Iraq và Syria kiểm soát cũng như tại cácnước đồng minh khác của phương Tây.

Đánh bom tự sátđẫm máu giữa thủ đôBaghdad

Vụ đánh bom tự sáttại Baghdad vào ngày 3.7 diễn ra chỉ một tuần sau khi IS bị đánh bậtkhỏi thành phố Fallujah củaIraq.

Đây là một trong những vụ khủng bố đẫm máu nhất do IS thực hiện. Tổng cộng có đến 250 người chếtvà khoảng200 người bị thương.

Lực lượng cứu hỏa và dân thường đem xác nạn nhân ra khỏi đống đổ nát tại hiện trường vụ đánh bom ở Baghdad.

Chính quyền Iraq bị chỉ trích nặng nề vìkhông bảođảm an ninh cho người dân.Bản thân Thủ tướng Haider al-Abadi đã phải rời khỏi hiện trường vụ đánh bom trong lúc bị người dân ném đá và gọi là “tên trộm”.

Hai ngày sau vụ đánh bom, Bộ trưởng phụ trách về an ninh tại Baghdad Mohammed Salem al-Ghabban đã tuyên bố từ chức ngày 5.7.

Ông phát biểu:"Chính phủ Iraq đã không thành công trong việc điều hành các bộ phận an ninh khác nhau bằng một phương án hành động thống nhất”. Từ đólực lượng an ninh của Baghdad, bao gồm nhiều thành phần khác nhau như quân đội, cảnh sát và dân quân tự vệ, không thể phối hợp một cách hiệu quả.

Thánh địa Hồi giáo tại Ả Rập Saudi cũng không an toàn

Tại Ả Rập Saudi, một vụ đánh bom tự sát đã xảy ra rạng sáng 4.7 gần Tổng lãnh sự quán Mỹ tạiJeddah. Chính quyền xác định được kẻđánh bom mang quốc tịch Pakistan đã sinh sống và làm tài xế tại đây từ 12 năm qua. Vụ này khônggây chết người (chỉ tên đánh bom thiệt mạng).

Vụđánh bom gần Tổng lãnh sự quán Mỹ là mộttrong 3vụ tấn công xảy ra trong ngày 4.7tại Ả Rập Saudi.

Trong đó, đặc biệt có một vụ xảy ra bên ngoài khu đềnthờ Hồi giáo tại Medina, nơi hằng năm hàng triệu tín đồHồi giáo đến hành hương. Vụ nổ đã làm 4nhân viên an ninh thiệt mạng và 5người bị thương.

Khói bóc lên từ vụ đánh bom liều chết gần khu đền thờ Hồi giáo tại Medina. Nơi đây là một trong những thánh địa của đạo Hồi.

Khi xảy ra vụ đánh bom, có hàng ngàn người mộ đạo có mặt trong khu đềnthờ chuẩn bị cho buổi lễ cầu nguyện sáng sớm.Các tín đồ Hồi giáovẫn chưa hết bàng hoàng vì ngay cả một trong những thánh địa linh thiêng nhất của Hồi giáo cũng không thoát khỏi tầm ngắm của bọn khủng bố.

Ông Alrayeb Osama từ Sudanhành hương đến đây nói: "Không ai có thể tưởng tượng được chuyện như thế này có thể xảy ra”.

Một vụ đánh bom khácđược thực hiện tại Qatif ở miềnđông Ả Rập Saudi, nơi có cộng đồng người Shiite đông đảo. Theo Bộ Nội vụ nước này, vụ đánh bom có thể do 3tênkhủng bố thực hiện.

Phát biểu về các vụtấn công khủng bố, Quốc vươngẢ Rập Saudi Salman tuyên bố: “Vương quốc quyết tâm tiêu diệt những kẻ đã tấn công tâm trí, tinh thần và thái độ của giới trẻ”. Ông cũng cho rằng việc khó khăn nhất mà thế giới Hồi giáo đang phải đối mặt là bảo vệ giới trẻ tránh tư tưởng cực đoan.

Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả các vụtấn công được thực hiện trong tuần cuối của tháng Ramadan thể hiện “mức độ nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải tiếp tục đấu tranh chống lại chủ nghĩa cực đoan khát máu và đưa những kẻ có tội ra trước công lý”.

Người phátngôn Nhà Trắng Ned Price tuyên bốloạt tấn công nhắm vào Ả Rập Saudi có ý đồ “gieo rắc lo sợ và chia rẽ”.

Ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao ủy LHQ về nhânquyềntuyên bố vụ đánh bom tại Medina “có thể được xem như một vụtấn công nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo trên toàn thế giới”.Ông cho rằng mức độ nghiêm trọng của vụ khủng bố không chỉ dừng lại ở mức độ thương vong mà còn là một đòn đánh thẳng vào chính tín ngưỡngHồi giáo.

Người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhận địnhhành động khủng bố tại Ả Rập Saudi là “hành độnghèn hạ nhắm vào lúc người Hồi giáo đang chuẩn bị cho lễ Eid al-Fitr”.

Các vụtấn công khủng bố tại Ả Rập Saudi không chỉ bị cácđồng minh của vương quốc này lên án mà cácđối thủ của Ả Rập Saudi như Iran, Hezbollah vàTaliban tại Afghanistan cũng lên án.

Taliban đã từng nhiều lần đánh bomnhắm vào thường dân nhưng cũng đã chỉ trích vụ đánh bom tại Medina là “hành động tàn bạo”, theo hãng tinAP.

Thổ Nhĩ Kỳ và Bangladesh cũng không yên

Vào tuần trước, 6taysúng IS đã tấn công và bắt giữ 35 con tin trong nhà hàng tại thủ đô Dhaka của Bangladesh. 20 con tin bị giết, trong đó có 18 ngườinước ngoài gồm 9công dân Ý, 7người Nhật, 1người Mỹ và 1người Ấn Độ.

Gia đình các nạn nhân bị sát hại trong vụ bắt giữ con tin tại Dhaka- Ảnh: EPA

Lực lượng đặc nhiệm Bangladesh đãgiải cứu thành công cáccon tin còn lại,tiêu diệt 5tên khủng bố và bắt giữ 1tên.

Ngày 28.6 tại Thổ NhĩKỳ, 3tay súng đeo bom liều chết đã nổ súng trongsân bay quốc tế Ataturk ở Istanbul và kích nổbom. Vụ tấn công đã làm 44 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Mặc dù không nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm nhưng chính quyềnAnkara nghi ngờ IS là thủ phạm.

Huỳnh Hy (theo Military Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng trăm người thiệt mạng do đánh bom trong tháng chay Ramadan