Người đứng đầu Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem (JISS) Efram Inbar trong bài "Lợi ích tốt nhất cho Mỹ là chấm dứt chiến tranh ở Ukraine" vừa đăng trên trang Jerusalam Post đã có lời khuyên dành cho các nước phương Tây.

Học giả Israel: Phương Tây đang "cháy túi" trong canh bạc ở Ukraine và khó đủ quân chơi tiếp

Minh Minh (dịch) | 07/12/2022, 08:05

Người đứng đầu Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem (JISS) Efram Inbar trong bài "Lợi ích tốt nhất cho Mỹ là chấm dứt chiến tranh ở Ukraine" vừa đăng trên trang Jerusalam Post đã có lời khuyên dành cho các nước phương Tây.

Sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga khó có thể khiến Nga thất bại. Hơn nữa, nó đã trở thành một gánh nặng to lớn, gây rủi ro cho phương Tây trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược quan trọng khác của mình.

Mọi người đều hiểu rằng chiến tranh sẽ không kết thúc bằng việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, như đòi hỏi của Tổng thống Volodymyr Zelensky. Crimea và khu vực Donbas, nơi sinh sống của người dân tộc Nga, khó có thể trở lại sự cai trị của Ukraine.

Sức mạnh bền bỉ của Nga đáng kể hơn của Ukraine và do đó, bất chấp những khó khăn về kinh tế và các vấn đề quân sự, Nga có thể sẽ không chấp nhận các điều kiện của Ukraine. Moscow có thể sẽ tiếp tục cuộc chiến tiêu hao, gây tổn thất lớn cho cơ sở hạ tầng và quân đội của Ukraine

Tổng thống Vladimir Putin khó có thể chấp nhận thất bại. Hơn nữa, nỗ lực làm bẽ mặt nước Nga là không khôn ngoan và có khả năng phản tác dụng. Do đó, chiến thắng do Ukraine xác định là không thể đạt được.

Phương Tây có mục tiêu chiến lược là làm suy yếu nước Nga

Ngược lại, phương Tây đã đạt được mục tiêu chiến lược là làm suy yếu nước Nga, khiến sườn phía đông của NATO trở nên an toàn hơn. Moscow không thể nuốt chửng Ukraine trong hoàn cảnh hiện tại.

Trong khi duy trì các nguyên tắc thể hiện trong việc hỗ trợ tinh thần cho các vấn đề đấu tranh dũng cảm của Ukraine, thì việc tiếp tục chiến tranh lại đang gây hại cho phương Tây và gây nguy hiểm cho cuộc chiến của họ nhằm duy trì ưu thế trước các đối thủ thách thức khác. Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, gần đây đã tuyên bố một mục tiêu khiêm tốn hơn: phủ nhận chiến thắng của Nga (thay vì đòi chiến thắng Nga). Mục tiêu được xác định một cách khiêm tốn đó rõ ràng đó mở ra cơ hội đàm phán một thỏa hiệp, điều sẽ trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính sách ngoại giao Mỹ.

Cuộc chiến ở Ukraine đang chuyển sự chú ý khỏi thách thức chiến lược trung tâm mà Mỹ và phương Tây phải đối mặt: Trung Quốc. Xoay trục sang châu Á – chiến lược được ủng hộ bởi ba đời tổng thống Mỹ gần nhất – vẫn là một khẩu hiệu sáo rỗng khi Ukraine ngấu nghiến sự chú ý và nguồn lực của phương Tây.

Bắc Kinh hài lòng nhìn vào tình trạng bế tắc của phương Tây ở Đông Âu, khi một liên minh phương Tây thiếu chiến lược trọng tâm lại đang phục vụ lợi ích của Trung Quốc: làm suy yếu Nga và đẩy Moscow tăng cường liên kết với Bắc Kinh. Cuộc chiến Ukraine cũng đoàn kết Iran và Nga trong chiến hào chống Mỹ.

Cuộc giao tranh ở Ukraine là một ví dụ điển hình về một cuộc chiến tranh cường độ cao mà nhiều chiến lược gia tin rằng chì còn là hiện tượng trong quá khứ. Tuy nhiên, nó lúc này đang ngốn khí tài quân sự đáng kể và số lượng lớn đạn dược đắt tiền.

Không rõ phương Tây có thể tiếp tục cung cấp cho lực lượng chiến đấu Ukraine trong bao lâu. Kho đạn dược của phương Tây đang cạn kiệt nhanh chóng. Các dây chuyền sản xuất hiện tại không thể bổ sung kịp thời vật tư chiến tranh được gửi đến Ukraine, vì vậy khả năng chống lại Nga của Ukraine sẽ giảm dần. Hơn nữa, sự tham gia của phương Tây làm giảm đáng kể khả năng sẵn sàng tham chiến ở nơi khác.

Một cân nhắc quan trọng để tìm kiếm một giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt chiến tranh là nguy cơ leo thang hạt nhân. Phương Tây chủ yếu tuân thủ học thuyết Sự hủy diệt được đảm bảo lẫn nhau (MAD), với nguyên lý trung tâm cho rằng việc vượt qua ngưỡng hạt nhân sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh nguyên tử tổng lực với tính chất hủy diệt không thể tưởng tượng được.

Học thuyết này áp chế đáng kể việc sử dụng đầu đạn hạt nhân. Ngược lại, học thuyết hạt nhân của Nga cho phép dần dần sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn. Do đó, phương Tây nên xem xét các mối đe dọa hạt nhân của Nga một cách nghiêm túc, đặc biệt là khi sức mạnh quân sự thông thường của nước này trở nên bi đát nhất.

Hơn nữa, duy trì cuộc chiến chống lại Nga đồng nghĩa với việc tiếp tục đầu tư nỗ lực để làm suy yếu một đối thủ thứ yếu. Trong khi Nga có kho vũ khí hạt nhân ấn tượng thì quân đội thông thường của nước này lại ở trong tình trạng kém hơn. GDP của Nga cao hơn một chút so với Brazil (không phải là cường quốc thế giới) nhưng chỉ bằng khoảng 1/10 của Trung Quốc. GDP của các quốc gia NATO bằng 45% nền kinh tế thế giới, lớn hơn khoảng 18 lần so với GDP của Nga. Do đó, bất kỳ nỗ lực nào khác nhằm làm suy yếu khả năng quân sự của Nga hầu như không ảnh hưởng đến cán cân quyền lực toàn cầu và châu Âu.

Chiến tranh càng kéo dài, phương Tây càng cần nhiều tiền để tái thiết Ukraine bị tàn phá

Việc tiếp tục chiến tranh chỉ làm tăng thêm sự tàn phá mà Nga gây ra cho Ukraine, đặc biệt là cơ sở hạ tầng kinh tế của nước này. Chiến tranh càng kéo dài, phương Tây càng cần nhiều tiền hơn để tái thiết tình trạng bị tàn phá khi chiến sự kết thúc.

Chúng ta cũng đã bắt đầu thấy những rạn nứt nhỏ trong liên minh NATO do thời gian chiến tranh kéo dài. Có sự khác biệt về quan điểm về chính sách sản xuất vũ khí và kết quả mong muốn. Một mùa đông lạnh giá sẽ khuếch đại căng thẳng xuyên Đại Tây Dương.

Vì tất cả những lý do này, một Washington khôn ngoan nên cố gắng hết sức để tìm ra một công thức chấm dứt chiến tranh ở Ukraine. Áp lực nhẹ nhàng buộc Kyiv phải chấp nhận một thỏa hiệp là cần thiết. Các nhà lãnh đạo phương Tây nên tập trung vào những rủi ro và lợi nhuận cận biên ít ỏi sẽ đạt được nếu chiến tranh tiếp diễn.

Khuôn mẫu cho một sự thỏa hiệp vẫn cần được làm rõ. Phần Lan hóa Ukraine - một lựa chọn lẽ ra phải được theo đuổi trước chiến tranh - có lẽ là lựa chọn hứa hẹn nhất. Than ôi, không quốc gia nào có thể thoát khỏi những ràng buộc của địa chính trị.

Trong một cử chỉ đầy hứa hẹn, phương Tây chỉ cho Ukraine một chút thời gian. Trở thành hàng xóm của một con gấu khổng lồ như Nga là phải khéo léo trước những hệ quả. Ukraine phớt lờ tình trạng khó khăn của mình và đang phải trả giá đắt cho sai lầm này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học giả Israel: Phương Tây đang "cháy túi" trong canh bạc ở Ukraine và khó đủ quân chơi tiếp