Kỳ thi tuyển sinh THPT 2020 đang đến rất gần, tuy nhiên nhiều học sinh đến giờ vẫn còn băn khoăn không biết nên lựa chọn trường học nghề để phát triển bản thân hay đăng ký học ĐH theo đúng nguyện vọng của bố mẹ
Khi sinh viên bỏ học Đại học để lựa chọn trường nghề
Theo thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ, trường nghề, nhiều thí sinh đăng ký thi THPT quốc gia và đăng ký nguyện vọng thi cử, chọn ngành nghề thi nhưng không biết chắc chắn mình yêu thích hay không, sau sẽ làm nghề gì. Việc lựa chọn đúng thì không sao, nhưng nếu sai thì mất nhiều thời gian để làm lại từ đầu, mà đa phần xác suất sai lầm thường cao. Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh hướng nghiệp nghề của các nhà trường, có 15-20% sinh viên tốt nghiệp mới biết mình chọn ngành nghề sai. Khi mất 4 năm tuổi xuân, “mòn mông” tại ghế nhà trường, mơ hồ giữa ngành học và sau là đi làm việc thực tế, nhiều bạn phải trả giá đắt.
Theo khảo sát của bộ phận tuyển sinh và định hướng nghề của các trường năm 2017 - 2019, có đến 20 – 25% sinh viên sau khi tốt nghiệp mới biết bản thân chọn sai ngành. Có nhiều nguyên do khiến bạn lâm vào tình trạng trên như chưa hiểu rõ về mình, không nắm bắt được nhu cầu xã hội trong tương lai… Đặc biệt hơn, giới trẻ hiện lựa chọn nghề không phải cho bản thân mà chỉ vì người khác như bố mẹ hay bạn bè.
Em Quyết Thắng (Sơn La) chia sẻ bản thân em hiện đang theo học đến năm thứ 3 trường ĐH Nội Vụ với số điểm 18 điểm, tuy nhiên theo học tới gần 3 năm theo nguyện vọng của bố mẹ em mới dám chia sẻ em thích việc nấu nướng hơn là việc làm hành chính ở tỉnh mà bố mẹ mong muốn sau khi tốt nghiệp ĐH xong sẽ về quê để làm việc.
"Em nhờ chị gái nói chuyện với bố mẹ suốt 2-3 năm để làm "tinh thần" trước với bố mẹ rồi mới dám bỏ học ĐH để đăng ký trường cao đẳng nghề dạy nấu ăn. Khoảng thời gian theo học ĐH đúng là rất áp lực vì các bạn cứ vùi đầu học còn mình thì chẳng muốn học gì cứ lên điểm danh xong rồi ngủ.
Do không thích thú với những môn học thuộc lòng nhàm chán nên việc học càng ngày càng tụt dốc và bố mẹ mình sau khi xem bảng điểm của mình thì không ép uổng nữa mà để cho mình theo đuổi con đường riêng. Dù hơi muộn hơn so với các bạn cùng tuổi như mình thật sự thấy thích thú và đam mê với ngành nghề mình bắt đầu theo học. Việc thay đổi tư duy của phụ huynh cũng như thay đổi cái nhìn của xã hội về việc học đại học hay học trường nghề là sự chuyển hướng chưa bao giờ dễ dàng cả".
Thạc sỹ Phan Thị Mai Trang - Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Việt Mỹ chia sẻ cùng tân sinh viên trong buổi khai giảng
Xã hội cần có cơ chế và định hướng cho các em học sinh ngay cấp THCS
Trao đổi với phóng viên, thạc sĩ Phan Thị Mai Trang – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt Mỹ (TP.Hồ Chí Minh) cho biết trong tổng số học sinh nhập học trong riêng những tháng đầu năm 2020 có đến 60% sinh viên được chuyển đến từ các trường ĐH, CĐ khác. Đại đa số các bạn sinh viên cho biết định hướng nghề nghiệp trước đó không phù hợp và phương châm đào tạo tại trường theo định hướng thực hành và kết nối việc làm là điểm cộng để các bạn quyết định nhập học.
Kể từ năm học 2019 nhà trường đã có nhiều đổi mới trong công tác tuyển sinh khi mở nhiều đợt khai giảng trong năm. Với phương thức đào tạo theo tín chỉ, nhà trường tư vấn, bố trí lịch học phù hợp cho sinh viên tuỳ vào chuyên ngành đào tạo và phù hợp với trình độ, năng lực của sinh viên ở thời điểm... Điều này đã tạo nhiều thuận lợi cho sinh viên tham gia học tập và trong 05 tháng đầu năm,
"Khi các bạn sinh viên các trường khác chuyển sang học nghề tại các trường CĐ, trung cấp khác họ phải đắn đo rất nhiều. Trường Cao đẳng Việt Mỹ đi theo phương châm đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp, để sinh viên khi ra trường sẽ tự tin có việc làm với mức lương tương xứng, phù hợp với năng lực và thái độ của từng bạn. Công tác kết nối doanh nghiệp luôn được đặt thành tầm quan trọng trong giảng dạy và hỗ trợ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp được chú trọng. Trong năm 2019 vừa qua, Trường Cao đẳng Việt Mỹ là 01 trong những trường cao đẳng có uy tín trong đào tạo nhận được khen tặng của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019".
Xu hướng nhiều học sinh, sinh viên dịch chuyển sang học nghề, theo chị Nguyễn Thảo Thanh - Giám đốc nhân sự công ty SonKim Retail cho biết sinh viên hứng thú trong học tập, tự tin trong cuộc sống, doanh nghiệp hài lòng với chất lượng nhân sự chính là mục tiêu mà công ty cũng như nhà trường đặt ra. "Qua thực tế tuyển dụng, chúng tôi nhận thấy, nhiều sinh viên đại học khi mới ra trường ứng tuyển vào các vị trí việc làm tại công ty thường đòi hỏi chế độ đãi ngộ rất cao.
Cũng có nhiều ứng viên khi trực tiếp giải quyết công việc lại không thực sự đem lại hiệu quả, ví dụ quản lý công nhân nhưng kỹ năng quản lý và giao tiếp lại kém. Cho nên, việc nhiều người lựa chọn học nghề là do họ nhận thức được giá trị của những trải nghiệm và kỹ năng trong thực tiễn mà trường nghề trang bị cho các bạn."
Theo ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng để giải quyết được bài toán phân luồng cụ thể ngay khi các em học sinh đang ở giai đoạn học THCS cần có sự tham gia định hướng không chỉ của các thầy cô mà của chính bố mẹ học sinh. Sự định hướng cho các em đi học trường nghề là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình hướng tới học sinh có việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đấy, xã hội cần xoá bỏ tâm lý mặc cảm hoặc kỳ thị đối với những người lựa chọn con đường đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS hay THPT vào các trường Cao đẳng, trung cấp hoặc vừa làm vừa học theo chương trình giáo dục thường xuyên. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp, tuyển dụng lao động tại các cơ sở đào tạo nghề.
Bài và ảnh: Dạ Thảo