Theo thông tin từ hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 11.2018 của Bộ TT-TT, trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, các cơ quan phụ trách an toàn thông tin của Bộ đã ghi nhận hơn 1,6 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma (botnet).

Hơn 1,6 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma

Thu Anh | 13/12/2018, 17:18

Theo thông tin từ hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 11.2018 của Bộ TT-TT, trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, các cơ quan phụ trách an toàn thông tin của Bộ đã ghi nhận hơn 1,6 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma (botnet).

          

Theo báo cáo của Văn phòng Bộ TT-TT, trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, các cơ quan phụ trách an toàn thông tin của Bộ đã ghi nhận hơn 1,6 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma (botnet); đồng thời ghi nhận có 160 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam (65 cuộc tấn công lừa đảo; 35 cuộc tấn công thay đổi giao diện; 60 cuộc tấn công cài cắm mã độc).

Ngoài ra, các đơn vị chức năng của Bộ đã cảnh báo khoảng 1.200 lượt cho các cơ quan, đơn vị tại bộ, ngành, địa phương về những điểm yếu, lỗ hổng, nguy cơ an toàn thông tin, tấn công mạng.

Số thuê bao di động tháng 10 giảm so với tháng 9.2018 nhưng vẫn tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2017. Số thuê bao băng rộng di động trong tháng 10 tăng nhẹ so với tháng 9 và tăng 23% so với cùng kỳ năm 2017. Số thuê bao băng rộng cố định tháng 10.2018 tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2017. Điều đó thể hiện xu thế thuê bao chuyển dịch sang dịch vụ data.

Tính đến ngày 20.11.2018, tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt khoảng 21% với hơn 11 triệu người sử dụng, đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 7 khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 19 trên toàn thế giới.

Trong lĩnh vực CNTT, đối với ngành công nghiệp phần mềm, tổng doanh thu của phần mềm và dịch vụ CNTT tính đến tháng 11.2018 đạt 4 tỉ USD và 5,2 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT đạt 3,5 tỉ USD và 4,2 tỉ USD.

Đối với công nghiệp phần cứng, điện tử viễn thông, doanh thu ngành này trong 11 tháng đầu năm 2018 ước đạt 76 tỉ USD. Tính đến ngày 15.11.2018, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 43,83 tỉ USD, tăng 12,5%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 25,69 tỉ USD, tăng 14,7%.

Về ngành công nghiệp nội dung số, doanh thu ngành này tính đến tháng 11 ước đạt 860 triệu USD, doanh thu xuất khẩu đạt 770 triệu USD.

Thu Anh

   
Bài liên quan
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 1,6 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma