Tối 17.8, Indonesia thông báo đã trình lên Liên Hợp Quốc kế hoạch đổi tên vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lý tính từ quần đảo Natuna thành “Natuna Sea” (biển Natuna) để khẳng định chủ quyền.
Từ trước đến nay, khu vực mà Indonesia muốn đổi tên thuộcvùng biển có tên gọi trên bản đồ thế giớilà “South China Sea” (Biển Đông).
Hãng tin Kyodo đưa tin, ôngAhmad Santosa, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm 115 chuyên chống đánh bắt cá trái phép của Indonesia, cho biết kế hoạch đổi tên đã được đệ trình lên Liên Hợp Quốc. Ôngkhẳng định nếu không ai phản đối thì vùng biển này chính thức có tên gọi là biển Natuna.
Quần đảo Natuna ở ngoài khơi bờ biển phía tây bắc đảo Borneo thuộcvùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia. Trung Quốc đãtừng ngang ngược tuyên bố vùng biểnquanh quần đảo này là "ngư trường truyền thống" của ngư dân Trung Quốc.
Thị trưởng Natuna Hamid Rizal cho biết tên gọi mới sẽ giúp mọi người hiểu rằng vùng biển quanh quần đảoNatuna thuộc về Indonesia và giúp íchcho công tác ngăn chặnđánh bắt cá trái phép của chính quyền nước này.
Bên cạnh kế hoạch đổi tên vùng biển, chính quyền Indonesia dự kiến sẽ xây dựng một khu phức hợp chế biến thủy sản trên quần đảo Natuna như một nỗ lực củng cố chủ quyền.
Để chứng minh cho quyết tâm ngăn chặn đánh bắt trái phép,ngày 17.8, đúng dịp71 năm quốc khánh, Indonesia đã cho đánh chìm 60 tàu cá bị bắt giữ vìđánh bắt trái phép.
Trong ngày quốc khánh 17.8, Indonesia đã đánh chìm 60 tàu cá – Ảnh: Zimbio
Trả lời cho hành động đánh chìm tàu cá, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Susi Pudjiastuti khẳng định: “Nhiệm vụ của cơ quan chúng tôi là bảo vệ cá và nguồn tài nguyên biển. Chúng tôi không bàn về chủ quyền lãnh thổ, chúng tôi bàn về chủ quyền với cá và tài nguyên. Chừng nào cá còn bơi trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia thì chúng là của Indonesia. Bất cứ ai đánh bắt chúng là phạm pháp”.
Bà nhấn mạnh hiện Indonesia chỉ hợp tác đánh bắt cá với Malaysia ở eo biển Malaccavà Indonesia không thừa nhận bất cứ ngư trường truyền thống nào mà Trung Quốc tuyên bố ở quần đảoNatuna.
Tính từ năm 2014, Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia đã đánh chìm 236 tàu cá.
Ngoài hoạt độngđánh chìm tàu, bà Susi cũng đã tổ chức lễ động thổ xây dựng trung tâm giam giữ các ngư dânđánh bắt cá phi pháp. Dự kiến thời gian hoàn thànhvào cuối năm 2016. Trung tâmcó sức chứa từ 300 đến 500 người.
Cẩm Bình