Tình trạng nước ngầm tại TP.HCM đang bị khai thác quá mức với lưu lượng lớn, việc này làm cho trữ lượng khai thác an toàn nhiều nơi bị cạn kiệt, gây mất cân bằng.

Khai thác quá mức, TP.HCM muốn ngừng cấp phép sử dụng nước ngầm

Phan Thị Diệu | 18/10/2019, 17:37

Tình trạng nước ngầm tại TP.HCM đang bị khai thác quá mức với lưu lượng lớn, việc này làm cho trữ lượng khai thác an toàn nhiều nơi bị cạn kiệt, gây mất cân bằng.

Ngày 18.10, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên - Môi trường rà soát hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư trên địa bàn thành phố, đồng thờilập kế hoạch thực hiện giảm khai thác sử dụng nước dưới đất, tiến đến ngừng khai thác sử dụng nước dưới đất theo lộ trình, đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch đáp ứng yêu cầu sử dụng để thay thế.

Đặc biệt, UBND TP.HCM cũng sẽ kiến nghị với Bộ Tài nguyên - Môi trường về việc hạn chế, ngừng cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất trên địa bàn thành phố.

Nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố cũng giao UBND huyện tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng nước có chất lượng không đạt yêu cầu, tiện ích của việc dùng nước sạch. UBND TP.HCM sẽ xem xét phương án vận chuyển và cung cấp nước sạch bằng xe bồn trên địa bàn huyện Củ Chi.

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng nước ngầm tại TP.HCM đang bị khai thác quá mức với lưu lượng lớn. Việc này làm cho trữ lượng khai thác an toàn nhiều nơi bị cạn kiệt, gây mất cân bằng nước.

Báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường cho thấy, nguồn nước dưới đất đã bị khai thác ở mức độ đáng báo động dẫn đến mực nước hạ thấp vượt quá mức cho phép ở nhiều nơi, chất lượng nước không đạt chuẩn và xâm nhập mặn gia tăng. Trong khi đó, tình trạng bê tông hóa, san lấp kênh rạch của quá trình đô thị hóa làm hạn chế khả năng bổ cập tự nhiên cho các tầng nước ngầm.

TP.HCM đang có khoảng 100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm có đường kính và độ sâu khác nhau, phân bố không đều trên các khu vực với khoảng 700.000 m3/ngày. Cụ thể, hộ dân khai thác 355.859 m³/ngày, khu chế xuất - khu công nghiệp 58.150 m3/ngày, bên ngoài khu chế xuất - khu công nghiệp nhưng không phải hộ gia đình 172.572 m3/ngày và Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) là 130.000 m3/ngày.

Hiện tại, TP.HCM mới chỉ yêu cầu giảm khai thác chứ chưa cấm và chưa có quy định, chế tài đối với tổ chức, cá nhân đã được cấp nước máy nhưng vẫn khai thác, sử dụng nước ngầm. Để bảo vệ nguồn nước ngầm, trước đó, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố đến năm 2025.

Phan Diệu
Bài liên quan
TP.HCM chấm dứt khai thác nước ngầm vào năm 2025
UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm TP.HCM thời kỳ 2024-2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khai thác quá mức, TP.HCM muốn ngừng cấp phép sử dụng nước ngầm