Làm thế nào để người tham gia giao thông biết được ý nghĩa, tác dụng của làn sóng xanh? Đây là vấn đề mà Sở Giao thông Vận tải và Sở Thông tin Truyền thông của TP.HCM hoàn toàn có thể làm được.

Kỳ 2: Làm thế nào để người dân hiểu và áp dụng công nghệ làn sóng xanh sau dịch COVID-19?

Anh Tú | 13/11/2021, 11:11

Làm thế nào để người tham gia giao thông biết được ý nghĩa, tác dụng của làn sóng xanh? Đây là vấn đề mà Sở Giao thông Vận tải và Sở Thông tin Truyền thông của TP.HCM hoàn toàn có thể làm được.

Như đã nói trong kỳ trước để kéo giảm thực trạng ùn tắc đang ngày càng gia tăng, trước đại dịch COVID-19 TP.HCM đã thực hiện thí điểm mô hình “Làn sóng xanh” tại 7 tuyến đường trung tâm. Cụ thể Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị đã tổ chức phân tích, đánh giá lưu lượng giao thông trên các tuyên đường trục chính để xây dựng bổ sung các kịch bản điều khiển “làn sóng xanh” trên các tuyến đường như đường Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ, trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi, Pasteur, Trương Định...

Tuy nhiên, một điều cần nói là trong thời gian TP.HCM thí điểm làn sóng xanh trên các tuyến đường trên thì không mấy người giao thông biết được mình đang đi trên luồng xanh để điều chỉnh vận tốc của mình cho phù hợp với làn sóng xanh. 

lan-song-xanh-2-.jpg
Một làn sóng xanh trên đường Điện Biên Phủ (TP.HCM)

Ông Trần Võ Anh Minh – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP.HCM cho biết lưu lượng thực tế đang lưu thông nhờ áp dụng tuyến làn sóng xanh, tăng lên từ 10-20%. Nhưng nếu như người đang tham gia giao thông có ý thức mình đang bước vào tuyến đường làn sóng xanh và cần duy trì tốc độ bao nhiêu để “bắt được sóng” thì hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa.

Làm thế nào để người giao thông biết được ý nghĩa, tác dụng của làn sóng xanh? Đây là vấn đề mà Sở Giao thông Vận tải và Sở Thông tin Truyền thông của TP.HCM hoàn toàn có thể làm được.

Có một số tuyến đường đang thí điểm có những bảng LED để ghi nhiệt độ, độ ẩm, độ ô nhiễm… của TP.HCM. Trước mắt có thể dùng những biển này ghi thông tin ngắn gọn đơn giản về việc thông báo đây là tuyến đường áp dụng công nghệ làn sóng xanh và nhắc người tham gia giao thông cần duy trì tốc độ bao nhiêu để gặp đèn xanh liên tục.

Ngoài thông báo xe cộ chạy theo tốc độ hợp lý đã quy định trong thành phố, thì thông báo tuyên truyền thêm việc đừng phóng tốc độ cao hay vượt đèn đỏ khi đi theo luồng của làn sóng xanh. Bởi lẽ khi đó người tham gia giao thông hiểu rằng nếu một lần chờ đèn đỏ để đi đèn xanh thì sẽ gặp đèn xanh suốt. Còn nếu cố ý vượt đèn đỏ 1 lần thì giao lộ sau cũng gặp đèn đỏ lại thôi.

Từ những tuyến đường thí điểm ban đầu, người tham gia giao thông sẽ dần hiểu được tác dụng và ích lợi của làn sóng xanh. Khi việc thí điểm được mở rộng thì người tham gia giao thông sẽ dễ dàng thấu hiểu và hợp tác.

Ngoài việc dùng bảng LED, thành phố cũng còn nhiều phương tiện khác để quảng bá tác dụng và hiệu quả của tuyến đường làn sóng xanh. Chẳng hạn như có thể đăng thông tin trên các kênh phát thanh giao thông. Các tài xế trong giờ cao điểm rất chịu khó nghe kênh này để biết về các thông tin tắc kẹt xe trong thành phố. Với sự phối hợp của Sở Thông tin Truyền thông thì cung cấp thêm các thông tin về những tuyến đường thí điểm làn sóng xanh, hiệu quả tác dụng của nó ra sao và quan trọng cần duy trì tốc độ thế nào sẽ rất hữu ích cho tài xế.

Ngay cả người tham gia giao thông bằng phương tiện phổ thông như xe 2 bán thì cũng có thể tuyên truyền hiệu quả nếu tận dụng tốt nguồn lực đang có. Không cần phải phải mua sắm thêm trang thiết bị tốn kém mà chúng ta có thể dùng tuyến loa phường ngay trên đoạn đường Làn sóng xanh.

Trong thời gian giãn cách dịch COVID-19, loa phường đã phát huy hiệu quả trong việc thông báo các thông tin liên quan đến áp dụng các biện pháp phòng chống dịch lây lan, lịch thông báo tiêm vắc xin… Chỉ cần sử dụng hệ thống loa phường để thông báo vào giờ cao điểm về việc duy trì tốc độ bao nhiêu cũng rất có tác dụng để người dân hưởng ứng chấp hành đi theo làn sóng xanh.

Chúng ta cũng có thể tận dụng các loa phường để cung cấp thêm các thông tin như đài phát thanh giao thông để cảnh báo về các điểm kẹt giao thông, các điểm triều cường để người dân biết đường tránh các điểm nóng, giảm áp lực cho kẹt xe thời cao điểm.

Ngoài ra, việc thí điểm làn sóng xanh cũng cần tận dụng thêm các phương tiện truyền thông, hệ thống báo đài cùa thành phố để đạt hiệu quả cao hơn nữa. Nếu các thí điểm phát huy tác dụng thì không chỉ nhân rộng ở TP.HCM mà còn áp dụng cho các đô thị trên khắp đất nước. Dùng những công nghệ đang có và vận dụng một cách sáng tạo thì chúng ta hoàn toàn có thể làm giảm nạn kẹt xe, vừa tiết kiệm nhân lực, vừa thúc đẩy sản xuất, khôi phục kinh tế.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 2: Làm thế nào để người dân hiểu và áp dụng công nghệ làn sóng xanh sau dịch COVID-19?