Ngay từ khi còn ở quê nhà, chúng tôi nghe nhiều thông tin đến cảnh đẹp và những câu chuyện ly kỳ liên quan đến một trong những ngôi chùa được xem là cổ xưa nhất và bí ẩn bậc nhất xứ sở Phù Tang, chùa Thanh Thủy (tên chính thức là Otowasan Kiyomizu dera).

Kỳ 4: Đi tìm truyền thuyết về sự bất tử ở ngôi chùa nổi tiếng Nhật Bản

CTV Nguyễn Minh | 16/07/2016, 11:15

Ngay từ khi còn ở quê nhà, chúng tôi nghe nhiều thông tin đến cảnh đẹp và những câu chuyện ly kỳ liên quan đến một trong những ngôi chùa được xem là cổ xưa nhất và bí ẩn bậc nhất xứ sở Phù Tang, chùa Thanh Thủy (tên chính thức là Otowasan Kiyomizu dera).

KỲ 3: Fushimi Inari, ngôi đền ngàn cổng kỳ lạ ở Nhật Bản

Kỳ 2: Số phận thăng trầm của ngôi chùa thiêng ở Nhật Bản

Kỳ 1: Thành cổ Osaka - dấu tích của một ngôi cổ tự

Hành trình lý thú giữa miền tuyết phủ

Trước khi vượt hàng trăm cây số từ nơi nghỉ đến chùa Thanh Thủy, người hướng dẫn còn cho biết, một số tình tiết trong câu chuyện liên quan đến chùa Thanh Thủy có thể khắc họa được bằng hình ảnh, song, có không ít chi tiết chỉ có thể kể được bằng lời bởi theo thời gian nó đã trở thành truyền thuyết, đó là truyền thuyết về sự bất tử. Và đó cũng là lý do chính mà người hướng dẫn quyết tâm đưa chúng tôi đi thăm ngôi cổ tự này.

Tuy nhiên, do thời tiết trong những ngày chúng lưu lại trên đất Nhật diễn biến khá thất thường nên hành trình của chúng tôi gặp một vài trục trắc nhỏ. Từ chiếc loa tay, người hướng dẫn đoàn thông báo tuyến đường dẫn đến chùa Thanh Thủy nhiều đoạn bị ách tắc giao thông do tuyết rơi mạnh vào đêm qua.

Đây thực sự là một trở ngại lớn cho đoàn, bởi khoảng cách từ nơi ở của chúng tôi đến chùa dài hơn 200 cây số.

Để không mất thời gian cho đoàn, trên đường đi người hướng dẫn đưa chúng tôi ghé thăm một xưởng sản xuất mì nhỏ ven đường.

Với người dân Nhật Bản, mì là một phần trong văn hóa ẩm thực truyền thống từ ngàn đời nay. Và đó là lý do mà không khó để chúng ta bắt gặp những xưởng mì như thế này trên dọc đường đi.

Riêng với những người theo Phật giáo Nhật Bản, ăn những món mì truyền thống dịp năm mới được xem như là một liệu pháp mang lại điềm lành, điềm may cho cả một năm.

Bởi theo quan niệm từ ngàn xưa, sợi mì tượng trưng cho sự trường thọ và suông sẻ trong cuộc sống, sợi mì càng dài, càng suông thì sự may mắn cứ thế tăng lên.

Ở Nhật có rất nhiều loại mì với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là 3 loại mì có tên là Udon, Soba và Ramen.

Và khi nhắc đến mì Nhật Bản không thể không nhắc đến mì udon, một trong những thức ăn phổ thông bậc nhất ở đảo quốc này. Mì udon có mặt hầu như khắp nơi, từ những con đường nhỏ, cửa hàng thực phẩm đến các nhà hàng, khách sạn.

Trong khi đó mì soba được xem như là loại mì cổ xưa nhất Nhật Bản, nó xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1500 ở xung quanh thành Edo, nay là thủ đô Tokyo.

Theo truyền thuyết thì loại mì nguyên thủy đầu tiên được dành riêng để dâng lên Tướng quân là Sarashina ki-ippon. Do đó mà mì soba còn được gọi là Nihon soba, nghĩa là soba Nhật Bản. Cùng với udon, soba là món mì có từ lâu đời tại Nhật Bản.

Mi udon của Nhật - Ảnh: Internet

Riêng mì ramen thì được du nhập từ Trung Quốc và bắt đầu phổ biến ở Nhật vào khoảng năm 1910. Không giống như lúc khởi thủy, mì ramen khi đến đất Nhật đã được kết hợp với các nguyên liệu bản địa để tạo nên hương vị tùy theo vùng.

Rời xưởng mì, con đường dẫn về Thanh Thủy Tự, mục tiêu cuối ngày của chúng tôi vẫn chưa hết ùn tắc.

Để chờ đợi, chúng tôi quyết định ghé thăm một trong những địa điểm đã tạo nên huyền thoại về nghệ thuật võ thuật và quân sự của Nhật Bản, Bảo tàng Ninja Iga.

Do đặc thù của mình nên ninja hàng trăm năm nay, lịch sử ra đời cũng như những nguyên tắc hoạt động của đội quân này luôn năm trong thế giới thực hư.

Tuy thế, vẫn có một số tài liệu cho rằng ninja xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14,một số tài liệu lại cho rằng những tiền đề đầu để Ninja ra đời xuất hiện sớm nhất vào cuối thời kỳ Heian và đầu thời kỳ Kamakura.

Về nguyên tắc hoạt động, ninja được xem như là đội quân đánh thuê, chuyên hoạt động bí mật, có chức năng gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định.

Các ninja, khác với samurai vốn có những quy định nghiêm ngặt về danh dự và chiến đấu, lại thường thiên về các thủ đoạn không quy ước và bí mật.

Bảo tàng Ninja

Ngày nay, để góp phần bảo tồn và quảng bá ninja ra thế giới, chính quyền thành phố Iga, nơi được xem là cái nôi của nghệ thuật ninja cho tổ chức nhiều show biểu diễn để phụ vụ cho du khách.

Chùa Thanh Thủy- nơi lưu giữ truyền thuyết về sự bất tử

Cuối cùng thì đích cuối cùng của chúng tôi đã đến, Chùa Thanh Thủy vào cuối giờ chiều.Tuy trời muộn, song có rất nhiều du khách và Phật tử vẫn cố gắng nán lại để viếng ngôi cổ tự này.

Chùa được một nhà sư thuộc phái Pháp tướng tông có tên là Enchin hay còn gọi Duyên Trấn chủ trì xây dựng vào năm 778, tức đầu thời kỳ Nara.

Ngôi chùa huyền ảo chìm trong mưa tuyết trắng

Tuy nhiên, sau nhiều lần trải qua thiên tai địch họa, chùa Otowasan Kiyomizu nhiều lần bị thiêu rụi.

Những kiến trúc mà chúng ta đang thấy hiện nay được tái dựng từ năm 1633.

Về mặt kiến trúc, chùa Thanh Thủyđược xem như là độc nhất vô nhị ở Nhật Bản khi toàn bộ chánh điện được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ và được kết nối với nhau hoàn toàn bằng những mọng gỗ.

Mặc dù vậy, trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi chùa này vẫn đứng vững trên ngọn đồi như là một ốc đảo nổi giữa không trung.

Có lẽ, chính lối kiến trú huyền ảo ấy đã tạo nên nhưng điều huyền hoặc.

Một số Phật tử trước đây cho rằng, những ai đứng từ bệ đỡ trước cửa chánh điện nhảy xuống chân đồi không bị thương tích sẽ trường thọ, gặp nhiều may mắn trong cuốc sống.Thế nên đã có rất nhiều tín đồ đã gieo mình từ trên tòa kiến trúc này xuống chân đồi trong sự hân hoan.

Theo thống kê, từ thời Edo cho tới khi bị cấm cách đây vài mươi năm, đã có 234 lượt người thực hiện hành động này, và kỳ lạ thay có đến 85,4% trong số không phải theo tổ tiên về trời.

Thực hư về sự bất tử này vẫn chưa rõ, song với nhiều Phật tử, được đến ngôi chùa nay, đắm mình trong không gian Phật giáo huyền ảo say đắm lòng người đã là một sự bất tử, đó là sự bất tử trong tâm hồn, trong trái tim của người con Phật.

Còn với chúng tôi, một hành trình từ xưởng mì truyền thống, qua quê hương của những ninja huyền thoại cho đến câu chuyện về ngôi cổ tự này đã cho thấy rằng, ở xứ sở Phù Tang, tất cả đều là những điều bất tử.

Mùa Thu, khách thập phương nườm nượp đến tham quan ngôi chùa
Nguyễn Minh (Ảnh: Internet)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 4: Đi tìm truyền thuyết về sự bất tử ở ngôi chùa nổi tiếng Nhật Bản