Nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của một công ty khởi nghiệp (startup). Tuy nhiên, khoảng 70% công ty khởi nghiệp hiện nay không tiếp cận được vốn vì gặp vướng mắc khi đi vay ngân hàng.

Lãi suất giảm, công ty khởi nghiệp vẫn trầy trật vay vốn

Phan Diệu | 22/08/2017, 08:30

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của một công ty khởi nghiệp (startup). Tuy nhiên, khoảng 70% công ty khởi nghiệp hiện nay không tiếp cận được vốn vì gặp vướng mắc khi đi vay ngân hàng.

Yêu cầukhắt khe

Thời gian vừa qua, thực hiện chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và khuyến khích đầu tư. Các công ty khởi nghiệp là một trong những đối tượng có thể tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ này.

Quyết định giảm lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước đã khiến nhiều công ty khởi nghiệprất phấn khởi. Tuy nhiên, dù là đối tượng nằm trong nhóm 5 lĩnh vực được ưu tiên, việc tiếp cận nguồn vốn rẻ không hề dễ như kỳ vọng ban đầu của họ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt gần 1,3 triệu tỉđồng, chiếm 22% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, tăng 6,5% so với cuối năm ngoái. Tuy nhiên, có đến 70% công ty khởi nghiệp chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng.

Nguyên nhânlàđiều kiện để được tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp khá khắt khe. Cụ thể, theo quy định các ngân hàng, chỉ những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng loại A; không bị "dính" nợ xấu... mới dễ tiếp cận vốn tín dụng.

Không những vậy, để được vay, các doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh hiệu quả, có báo cáo tài chính ổn định và minh bạch. Thậm chí, nhiều công ty khởi nghiệp vẫn giao dịch bằng tiền mặt mà không thông qua ngân hàng nên không chứng minh được khả năng tài chính của mình. Đây là điểm còn thiếu của họ, cũng như của các doanh nghiệp nhỏ và vừaViệt Nam hiện nay.

Đặc biệt, mặc dù nhiều doanh nghiệp vốn vừa mới bước vào kinh doanh nhưng các ngân hàng lại đòi hòi phải kinh doanh được vài năm và đạt quy mô nhất định thì mới chịu cho vay vốn.

Hơn nữa, có doanh nghiệp ý kiến rằng việc cấp tín dụng thay vì dựa vào một bộ quy tắc chung thì lại dựa trên "khẩu vị" rủi ro của từng giám đốc chi nhánh có thích cho vay hay không.

Chình vì vậy, trên thực tế, không phải doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng có được những tiêu chuẩn này. Dù "vốn rẻ" mà điều kiện khó thì cũng chẳng dễ vay. Do đó, mặc cho ngân hàng có giảm lãi suất thì nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi.

Cần cơ chế đặc thù

Theo ông Tô Hoài Nam - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện nay doanh nghiệp chỉ có 3 kênh để huy động vốn. Một là vốn tích luỹ từ quá trình kinh doanh, hai là vay của người thân. Thế nhưng hai kênh này không thể đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh.

Một kênh nữa là vay ở ngoài nhưng kênh này quá rủi ro, lãi suất quá cao. Chính việc khó có nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh này là nguyên nhân khiến doanh nghiệp tư nhân,khởi nghiệp ở Việt Nam không tăng trưởng được.

Trong khi đó, về phía ngân hàng, ông Nam cho rằngkhông hề thiếu vốn mà chỉ thiếu niềm tin. Để khơi thông được vốn cho doanh nghiệp,ngành ngân hàng cầncó biện pháp sát thực tế hơn.

Liên quan việc tiếp cận vốn của công ty khởi nghiệp, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng Nhà nước cần có những cơ chế đặc thù với đối tượng đặc biệt như doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi, doanh nghiệp công nghệ cao hoặc những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên.

Trước thực trạng này, ông Trần Văn Tần - Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định ngành ngân hàng đã và đang phối hợp với chính quyền các địa phương để triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nhất là các đối tượngkhởi nghiệp.

“Tôi cho rằng, bên cạnh nỗ lực của ngân hàng thì các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực. Cần phải nâng cao khả năng tài chính,minh bạch thông tin thì các tổ chức tín dụng mới xem xét và quyết định mức cho vay”, ông Tần góp ý.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãi suất giảm, công ty khởi nghiệp vẫn trầy trật vay vốn