Ngày 4.3, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lại hù dọa tấn công hạt nhân "phủ đầu", một giọng điệu chĩa thẳng vào hai đối thủ Mỹ-Hàn Quốc.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lại hù dọa tấn công hạt nhân

04/03/2016, 17:23

Ngày 4.3, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lại hù dọa tấn công hạt nhân "phủ đầu", một giọng điệu chĩa thẳng vào hai đối thủ Mỹ-Hàn Quốc.

Hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn lời lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lại hù dọa tấn công hạt nhân "phủ đầu": Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) phải sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân (VKHN) bất kỳ lúc nào.
Ông Kim còn nói: tình hình Triều Tiên nguy hiểm, nên Bình Nhưỡng phải chọn giải pháp mở cuộc “tấn công phủ đầu”, tức khác với các tuyên bố trước đây của Triều Tiên: trang bị VKHN chỉ để phòng thủ.
Lời dọa "Mỹ-Hàn âm mưu xâm lược Triều Tiên"
KCNA nêu ông Kim đưa ra lời cảnh cáo này vào lúc ông thị sát những cuộc thử nghiệm vũ khí mới, gồm thử nghiệm một hệ thống phóng rocket đa năng. Triều Tiên không nói cuộc thử nghiệm này diễn ra lúc nào, nhưng nhiều người cho rằng đó là vụ phóng 6 tên lửa ngày 3.3.
Các quan chức quốc phòng Hàn Quốc nói hệ thống trên có tầm bay xa đủ để tấn công các căn cứ quân sự lớn của Mỹ-Hàn.

Như để dọa Hàn Quốc láng giềng, ông Kim nói hệ thống này “cần được triển khai lập tức” cùng với các vũ khí mới khác. Ông nhấn mạnh các kẻ thù của Triều Tiên, nhất là Mỹ, đang đe dọa sự tồn vong của Triều Tiên:

Ông nói thêm: "Vào lúc tình hình cực kỳ nghiêm trọng là bọn đế quốc Mỹ lợi dụng tầm ảnh hưởng quân sự để gây sức ép các nước khác phải khởi chiến, cách duy nhất để nhân dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền được sống là nâng sức mạnh cả về số lượng và chất lượng VKHN và thực hiện cân bằng sức mạnh. Chúng ta phải luôn sẵn sàng phóng đầu đạn hạt nhân của chúng ta vào bất kỳ lúc nào”.

Lời hù dọa của ông Kim cũng trùng việc Mỹ-Hàn sẽ có cuộc tập trận lớn từ ngày 7.3 tới, mà Bình Nhưỡng tuyên bố là âm mưu xâm lược Triều Tiên.

Theo hãng tin AP, lời hù dọa này là một phần trong chiến dịch tuyên truyền sức mạnh đối với nhân dân Triều Tiên và nước ngoài, vào lúc Bình Nhưỡng mô tả các nỗ lực của Mỹ-Hàn đang âm mưu lật đổ chế độ Kim Jong-un.

Dân Triều Tiên ở Bình Nhưỡng trả lời phỏng vấn của AP đều tin tưởng nước họ có thể chống lại bất kỳ lệnh cấm vận nào. Một người nói: “Sẽ chẳng có dạng trừng phạt nào tác động đến chúng tôi. Vì chúng tôi sống dưới lệnh cấm vận của Mỹ từ hơn 50 năm nay rồi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ góp phần xây dựng một quốc gia mạnh mẽ và đầy quyền lực, dựa vào sự phát triển của riêng chúng tôi”.
Để thể hiện sự phẫn nộ trước việc Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí với nghị quyết tăng cường trừng phạt kinh tế Triều Tiên-vì Bình Nhưỡng vi phạm các lệnh cấm thử hạt nhân và phóng tên lửa, CHDCND Triều Tiên đã bắn 6 tên lửa tầm ngắn ra biển vào sáng 3.3. Chúng bay khoảng từ 100 - 150km trước khi rơi xuống vùng biển Triều Tiên.

Vụ phóng này được cho là phản ứng "cấp thấp" trước lệnh cấm vận mới của LHQ. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng có thể không thực hiện hành động khiêu khích lớn nào nữa, cho đến kỳ đại hội đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 5.2016, theo Yang Moo-yin, giáo sư đại học chuyên nghiên cứu về Triều Tiên ở Seoul.

Trước đó, giới truyền thông Triều Tiên cảnh cáo: bất kỳ sự áp đặt lệnh cấm vận nào sẽ là “sự khiêu khích lớn” cho thấy “Mỹ cực kỳ thù địch Triều Tiên”. KCNA nói lệnh trừng phạt sẽ không làm chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ hoặc không ngăn được nước này sẽ lại phóng tên lửa.

Ảnh vệ tinh thương mại gần đây cho thấy sự chuẩn bị một cuộc phóng tên lửa, tại một bãi phóng mà Triều Tiên đã phóng thử quả tên lửa ngày 7.2, theo phân tích của trang web 38 vĩ độ Bắc chuyên chú ý Triều Tiên.

Một động thái khác sẽ càng chọc tức Triều Tiên, là việc quan chức Mỹ-Hàn chuẩn bị chính thức đàm phán, việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc nói THAAD sẽ giúp nước này tăng cường phòng thủ chống tên lửa Triều Tiên.

Triều Tiên, Nga và Trung Quốc đều phản đối kế hoạch này, vì lý do nó có thể giúp radar phát hiện tên lửa ở các nước này. TQ kịch liệt phản đối, nói việc dàn THAAD ở bán đảo Triều Tiên sẽ làm hỏng khả năng phòng thủ hạt nhân của nước họ.
Lanh dao Trieu Tien, Kim Jong-un, tan cong hat nhan, danh phu dau
Lính Mỹ-Hàn cùng tập trận hàng năm
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên chỉ là công cụ chính trị để bảo vệ chế độ
Trong quá khứ, Triều Tiên thường dọa tiến hành chiến tranh hạt nhân, nhưng không rõ chương trình hạt nhân của nước này đã tiến bộ thế nào.

Đa số các chuyên gia nói hiện nay hầu như Triều Tiên không thể có một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đạt độ tin cậy có thể phóng tới bờ biển nước Mỹ, chưa nói đến khả năng cài một đầu đạn hạt nhân thu nhỏ lên ICBM này.

Nhưng Triều Tiên có thể cài đầu đạn hạt nhân lên các tên lửa tầm ngắn Scud và tên lửa Rodong có tầm bay 1.300 km, vốn có thể tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc và Nhật Bản, theo nhà phân tích Lee Choon Geun của Viện chính sách khoa học công nghệ (do chính phủ Hàn Quốc tài trợ).

Năm 2013, ông Kim Jong-un từng hù tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ, phản ứng trước việc Triều Tiên bị cấm vận sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba, cùng việc Mỹ-Hàn tập trận hàng năm.

Tiến sĩ Leonid Petrov, một chuyên gia về Triều Tiên ở đại học quốc gia Úc, nói lời hù dọa của ông Kim không phải lời dọa suông: “Triều Tiên đã chuẩn bị việc này rất kỹ. Họ tin đó là cách duy nhất để bảo vệ chế độ. Sự sống còn của chế độ là nỗi lo lớn nhất của lãnh đạo Triều Tiên”.

Ông còn nói tuyên bố của ông Kim nhằm phát thông điệp đến UNSC vốn có hai nước bạn bè của Triều Tiên là Trung Quốc và Nga: "Tôi cho rằng Triều Tiên mượn bài đánh phủ đầu bằng hạt nhân của Mỹ để tin rằng họ cũng có quyền đánh phủ đầu”.

Nhưng giáo sư Tilman Ruff của đại học Melbourne (Úc) chuyên cổ động giải giáp VKHN, nói dù Triều Tiên hù họa đáng sợ và hiếu chiến, ông tin chương trình làm bom của Bình Nhưỡng chỉ là một công cụ chính trị: “Tôi cho rằng lãnh đạo nước này biết rõ phản ứng quân sự tiếp sau một cuộc tấn công hạt nhân của họ, sẽ là sự kết thúc của chế độ Bình Nhưỡng, và có thể xóa sạch nhân dân Triều Tiên”.

Ông nói: ngay cả khi Bình Nhưỡng có được hệ thống phóng tên lửa tầm xa, kho VKHN hạt nhân của nước này vẫn nhỏ: “Có lẽ họ chỉ có chưa tới 10 loại VKHN, so với toàn cầu có 15.530 loại. Tôi thật sự nghĩ rằng chương trình hạt nhân của họ chủ yếu chỉ để thu hút sự chú ý chính trị, nhất là thu hút sự chú ý của Mỹ”.

Vĩnh Thụy (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lại hù dọa tấn công hạt nhân