Nếu tất cả bò trên thế giới được tính như "một quốc gia", thì chúng sẽ là "nước" gây ra phát thải nhà kính đứng thứ 3 thế giới, theo Liên Hợp Quốc.

Liên Hợp Quốc kêu gọi con người nên bớt ăn thịt

12/11/2018, 10:15

Nếu tất cả bò trên thế giới được tính như "một quốc gia", thì chúng sẽ là "nước" gây ra phát thải nhà kính đứng thứ 3 thế giới, theo Liên Hợp Quốc.

Rừng Amazon đang bị phá để thành các nông trãi nuôi bò khổng lồ - Ảnh: UN Environment

Có nhiều vấn đề trong miếng thịt bạn đang ăn hơn là bạn nghĩ, theo Liên Hợp Quốc. Con người cần hạn chế việc ăn thịt trong thời gian tới để bảo vệ môi trường. 

Trong một bài báo mới được đăng tải bởi chính Liên Hợp Quốc thì ngành chăn nuôi gia súc là một trong những ngành tàn phá môi trường nhiều nhất mà con người đang thực hiện. Ngành chăn nuôi đã và đang tàn phá hành tinh của chúng ta khi phá rừng lấy đất, sử dụng nhiều nước sạch.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, nhu cầu về thịt của con người vẫn đang tăng lên, vào năm 2050 sản lượng thịt tiêu thụ trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng 76% so với hiện nay.

"Và con người cũng như môi trường sẽ phải trả giá cho chuyện này - trừ phi chúng ta thay đổi từ bây giờ", bài báo cho biết.

"Chúng ta cần phải thực tế. Cắt thịt ra khỏi chế độ ăn đối với nhiều người không chỉ là một sự lựa chọn. Chúng ta phải tìm cách để đạt được sự cân bằng sinh thái. Giảm tiêu thụ thịt nuôi công nghiệp là cách tốt nhất cho con người và hành tinh", ông James Lomax, Giám đốc quản lý chương trình nông nghiệp và thực phẩm bền vững tại UN Environment cho biết.

Theo các chuyên gia của Liên Hợp Quốc, ngành chăn nuôi truyền thống không gây ra quá nhiều tác động tới môi trường, nhưng ngành chăn nuôi công nghiệp thì lại khác. Chưa hết, thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng có nhiều vấn đề cho sức khỏe của người tiêu dùng trên toàn cầu.

Thiên Hà (theo UN Environment)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên Hợp Quốc kêu gọi con người nên bớt ăn thịt