Ngày 7.7, Liên Hợp Quốc đã thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (VKHN) với sự ủng hộ của 122 quốc gia và lãnh thổ, trừ Hà Lan bỏ phiếu phản đối và Singapore bỏ phiếu trắng.

Liên Hợp Quốc thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

Trần Trí | 08/07/2017, 12:13

Ngày 7.7, Liên Hợp Quốc đã thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (VKHN) với sự ủng hộ của 122 quốc gia và lãnh thổ, trừ Hà Lan bỏ phiếu phản đối và Singapore bỏ phiếu trắng.

          

Theo hiệp ước mới, các nước ký tham gia phải cam kết không cho các quốc gia đồn trú, lắp đặt hoặc triển khai VKHN trên lãnh thổ của mình.

Hiệp ước được thông qua dù có sự tẩy chay của những nước có VKHN và nhiều nước thụ hưởng sự bảo vệ của các đồng minh hoặc cho phép triển khai VKHN trên nước họ. 

Mỹ phản đối mạnh nhất, chỉ ra việc CHDCND Triều Tiên có chương trình tên lửa đạn đạo và VKHN là lý do để Mỹ phải duy trì khả năng hạt nhân. Trong khi đó, Anh không tham dự các cuộc đàm phán về hiệp ước này dù chính phủ tuyên bố ủng hộ một giải giáp VKHN đa phương.

Hiệp ước 10 trang cấm VKHN sẽ được chuyển đến các nước thành viên Liên Hợp Quốc ký ngày 20.9 tới nhân Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hàng năm. Các nước có VKHN sẽ không ký sớm nhưng người ủng hộ tin tưởng hiệp ước là một bước quan trọng để hướng tới một thế giới phi hạt nhân bằng luật quốc tế cấm hẳn VKHN.

Bà Elayne Whyte Gomez, Chủ tịch hội nghị của Liên Hợp Quốc, nói: “Đã hơn 70 năm từ khi thế giới chứng kiến sức tàn phá khủng khiếp của VKHN và cũng từ đó có lời kêu gọi cấm VKHN. Đây là một tuyên bố rất rõ ràng: Cộng đồng quốc tế muốn chuyển sang mô hình an ninh mới không bao gồm VKHN”.

Bà Beatrice Fihn - Giám đốc Chiến dịch quốc tế về xóa bỏ VKHN ở Geneva, nói: “Đây là một lệnh cấm phù hợp trong việc xóa bỏ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. 45 năm trước, chúng ta cấm vũ khí sinh học. 25 năm trước, chúng ta cấm vũ khí hóa học và nay chúng ta cấm VKHN”.

Beatrice Fihn nói rằng có thể sẽ có 50 quốc gia thông qua Hiệp ước trong hai năm. Đây là một con số cần thiết để chuyển thành luật quốc tế.

Các hiệp ước trước của Liên Hợp Quốc vẫn có hiệu quả dù nhiều nước lớn không chịu tham gia. Bà Fihn nói rằng các hiệp ước này đều có tác động buộc các nước phải thay đổi hành vi, dù có thể nó không diễn ra một cách nhanh chóng.

Kim Hương (theo Guardian)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
43 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên Hợp Quốc thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân