Nhiều nước từ Á sang Âu đều đã và đang thực hiện việc cách ly, thậm chí là tiêu hủy tiền mặt nhằm góp phần ngăn chặn sự lây lan quá nhanh chóng của coronavirus.

Liên tục nhiều quốc gia ra chính sách cách ly tiền giấy để phòng chống coronavirus

09/03/2020, 13:19

Nhiều nước từ Á sang Âu đều đã và đang thực hiện việc cách ly, thậm chí là tiêu hủy tiền mặt nhằm góp phần ngăn chặn sự lây lan quá nhanh chóng của coronavirus.

Ảnh minh họa từ WSET

TTXVN ngày 8.3 cho biết, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) mới đây đã đưa thêm 500 tỉ baht (khoảng 15,91 tỉ USD) tiền mới vào lưu thông nhằm nâng cao tỉ lệ tiền giấy sạch không có coronavirus (Covid-19) tồn tại trên bề mặt. Những tờ tiền này được cho biết là chưa bao giờ lưu thông và đảm bảo vệ sinh.

Ngoài ra, BoT đang thu hồi và cách ly tiền giấy trong vòng 14 ngày (thời gian ủ bệnh của coronavirus), sau đó sẽ đưa số tiền đó trở lại lưu thông.

Còn vào thứ Sáu tuần trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan coronavirus.

Tương tự, bảo tàng Louvre của Pháp - nơi thường thu hút rất đông khách du lịch - vào tuần trước đã cấm thanh toán bằng tiền mặt, chỉ chấp nhận thẻ tín dụng.

Vốn đang tiến tới xã hội không tiền mặt từ trước khi dịch bệnh nổ ra thì vào tuần trước, ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết nước này sẽ tăng cường thanh toán di động để tránh tiếp xúc không cần thiết giữa người với người.

Bên cạnh đó, PBOC chi nhánh Quảng Châu sẽ tiêu hủy lượng tiền giấy từng được giao dịch tại bệnh viện, chợ thực phẩm và xe buýt. Trong khi khoảng 600 tỉ Nhân dân tệ (CNY, tương đương 85,6 tỉ USD) tiền giấy mới đã được phân phối trên toàn Trung Quốc kể từ ngày 17.1.2020, trong đó có 4 tỉ CNY gửi đến Vũ Hán.

Từ ngày 3-13.2, có 7,8 tỉ CNY tiền mặt đã được rút khỏi lưu thông. PBOC cho biết sẽ sử dụng nhiệt độ cao hoặc tia cực tím để khử trùng tiền mặt, sau đó cách ly chúng khoảng 14 ngày trước khi đưa vào lưu thông trở lại.

Tuy chưa mạnh tay tiêu hủy nhưng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 6.3 cho biết, kể từ ngày 21.2, các chi nhánh của Fed trên toàn nước Mỹ đã để riêng số dollar tiền mặt từ châu Á trong 7-10 ngày, sau đó mới xử lý và đưa trở lại lưu thông qua các tổ chức tài chính.

Theo Fed, dollar Mỹ là tiền dự trữ trên toàn cầu và được sử dụng phổ biến với 1.750 tỉ USD tiền mặt hiện lưu thông trên toàn thế giới, trong đó đa phần là tại châu Á. Điều này khiến cho dollar Mỹ có nhiều virus.

Theo hãng nghiên cứu IDC, thanh toán điện tử - công nghệ hiện vẫn chưa được chuộng bằng tiền mặt tại Mỹ. Tính trung bình mỗi năm, Fed đưa ra thị trường khoảng 34 tỉ USD tiền giấy.

Bình luận trên VNE, nhiều bạn đọc đã bày tỏ đồng tình với cách làm trên của các quốc gia, đồng thời đề xuất Việt Nam có những hành động tương tư nhằm hạn chế sự lây lan của coronavirus.

Nên sử dụng thanh toán điện tử lúc này và vệ sinh cả điện thoại di động của bạn

Cơ quan Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết virus "có thể" lây truyền qua các vật thể có tiếp xúc trực tiếp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng từng cảnh báo rủi ro mà tiền mặt có thể gây ra và khuyến cáo mọi người nên rửa tay sau khi cầm tiền, đặc biệt là trước khi ăn cơm.

Họ khuyên người tiêu dùng thanh toán điện tử bất kỳ lúc nào có thể, bởi họ đang phát tán virus thông qua tiền mặt. Một nghiên cứu năm 2017 của Đại học New York cũng chỉ ra có nhiều loại vi sinh vật sống trên tiền mặt, kể cả virus gây các bệnh tương tự cúm.

Trên thực tế, thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng không thực sự vệ sinh hơn, người dùng cũng phải cầm thẻ hay là phải cầm bút để ký tên. Vi sinh vật vẫn có thể truyền sang thẻ tín dụng khi chuyền tay nhau và sử dụng máy quẹt thẻ, thậm chí việc ký xác nhận để tránh lừa đảo cũng được cho là không có mấy ý nghĩa.

Có thể nói lúc này thanh toán không chạm (thanh toán di động, thanh toán điện tử) là biện pháp an toàn nhất, giảm được rủi ro lây lan virus cao nhất trong giao dịch, mặc dù nhiều người chưa cảm thấy thoải mái với nó.

Tuy nhiên, người dùng cần giữ vệ sinh cả điện thoại di động (smartphone) của mình nữa, nhất là sau khi cho nó chạm vào các bề mặt khác (mặt bàn, ghế, thảm, tay...).

Thi Anh tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên tục nhiều quốc gia ra chính sách cách ly tiền giấy để phòng chống coronavirus