Hiện nay, có rất nhiều các tin nhắn, email và bài đăng trên các trang mạng xã hội có các thông tin giả mạo về các trường hợp bị nhiễm bệnh. Đối tượng sử dụng các thông tin sai sự thật kêu gọi người dân quyên góp cho nạn nhân hoặc trong tin nhắn, email có chứa các đường link, tệp đính kèm độc hại nhằm ăn cắp dữ liệu cá nhân.

Nhiều chiêu trò lừa đảo lợi dụng COVID-19

07/03/2020, 06:04

Hiện nay, có rất nhiều các tin nhắn, email và bài đăng trên các trang mạng xã hội có các thông tin giả mạo về các trường hợp bị nhiễm bệnh. Đối tượng sử dụng các thông tin sai sự thật kêu gọi người dân quyên góp cho nạn nhân hoặc trong tin nhắn, email có chứa các đường link, tệp đính kèm độc hại nhằm ăn cắp dữ liệu cá nhân.

Thẻ đeo chống COVID-19 nhập lậu được quảng bá tràn lan trên mạng xã hội - Ảnh: Internet

Thời gian gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) ghi nhận thông tin về việc một số đối tượng lợi dụng tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 để lừa đảo, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Cụ thể, có rất nhiều tin nhắn, email và bài đăng trên các trang mạng xã hội có các thông tin giả mạo về các trường hợp bị nhiễm bệnh. Đối tượng sử dụng các thông tin sai sự thật kêu gọi người dân quyên góp cho nạn nhân hoặc trong tin nhắn, email có chứa các đường link, tệp đính kèm độc hại nhằm ăn cắp dữ liệu cá nhân.

Bên cạnh đó, trước tình trạng khan hiếm của các sản phẩm y tế như nước rửa tay khô và khẩu trang, nhiều đối tượng đã lợi dụng việc này để dụ dỗ người tiêu dùng chuyển tiền trước để mua khẩu trang nhưng không giao hàng hoặc bỏ trốn, tăng giá khẩu trang cao bất thường hay cung cấp các loại khẩu trang không đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, gần đây trên thị trường xuất hiện hàng loạt các thông tin về loại thẻ "chống virus COVID-19" có khả năng kháng khuẩn, làm sạch không khí và vắc-xin có khả năng phòng chống dịch bệnh cũng gây nhiễu loạn tâm lý của người tiêu dùng.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định: "Hiện nay, tất cả quốc gia trên thế giới đang trong quá trình cố gắng nghiên cứu để tìm ra vắc-xin phòng ngừa coronavirus chủng mới. Nếu như tìm ra được loại vắc-xin này, các phương tiện báo chí, truyền thông chính thống, các tổ chức y tế của Việt Nam cũng như thế giới sẽ có thông cáo chính thức".

Trước thực trạng trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn thận với các email, cuộc gọi và tin nhắn từ địa chỉ không rõ ràng. Để cập nhật tình hình dịch bệnh, người dân có thể theo dõi qua các website và kênh thông tin chính thống. Không nhấp vào các đường link từ các nguồn không rõ ràng.

Đặc biệt, nói "Không" với tất cả các đề nghị, quảng cáo về các loại khẩu trang không rõ nguồn gốc, các loại thuốc, thẻ đeo có khả năng phòng ngừa và chống lại virus COVID-19. Bên cạnh đó cũng phải tìm hiểu kĩ về các tổ chức kêu gọi quyên góp từ thiện hoặc gọi vốn cộng đồng.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
Thủ tướng Thái Lan từng là mục tiêu của lừa đảo bằng AI
Ai cũng có thể là mục tiêu của kẻ lừa đảo qua điện thoại, kể cả nguyên thủ quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều chiêu trò lừa đảo lợi dụng COVID-19