Hiện nay trên thị trường, nhiều ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm khi khách hàng có nhu cầu vốn mà chưa đến kỳ hạn rút tiền. Thậm chí, ở nhiều nhà băng, nhân viên còn chủ động đề nghị người gửi tiền cầm cố sổ tiết kiệm nếu có nhu cầu vay.

Lo rủi ro, cảnh báo ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm

Phan Thị Diệu | 13/09/2019, 13:28

Hiện nay trên thị trường, nhiều ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm khi khách hàng có nhu cầu vốn mà chưa đến kỳ hạn rút tiền. Thậm chí, ở nhiều nhà băng, nhân viên còn chủ động đề nghị người gửi tiền cầm cố sổ tiết kiệm nếu có nhu cầu vay.

Để thu hút khách hàng, nhiều nhà băng đưa ra những lời chào mời vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm với nhiều ưu điểm như: thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, thậm chí không phải chứng minh phương án sử dụng vốn vay; hạn mức lên tới 100% giá trị sổ tiết kiệm và được giải ngân thậm chí ngay trong ngày...

Việc cầm cố sổ tiết kiệm cũng được ngân hàng cho khách hàng sử dụng online một cách dễ dàng dưới hình thức đăng ký vay thấu chi. Hoặc đối với một số nhà băng phát hành trái phiếu, để khuyến khích và tạo điều kiện cho khách hàng, ngân hàng cũng cho vay thế chấp bằng chính trái phiếu đó.

Về phía khách hàng, nếu chẳng may có việc cần dùng đến tiền trong thời gian sổ tiết kiệm chưa đến hạn tất toán thì việc cầm cố sổ đó để vay với mức lãi suất thấp có lợi hơn rất nhiều so với việc phải rút sổ tiết kiệm mà chịu lãi không kỳ hạn. Về phía ngân hàng, việc khách hàng thế chấp sổ tiết kiệm để vay vốn trong khi chờ đáo hạn cũng có nhiều lợi thế trong bối cảnh các nhà băng đang cố gắng huy động nguồn vốn trung dài hạn.

Tuy nhiên, thực tế đã từng xảy ra nhiều vụ vi phạm pháp luật do việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm gây thiệt hại cho ngân hàng. Cụ thể, trong giai đoạn đua lãi suất thỏa thuận những năm về trước, lợi dụng lãi suất tiền gửi thỏa thuận cao hơn lãi suất vay cầm cố sổ tiết kiệm tại ngân hàng, một số khách hàng có sự móc nối với chính nhân viên ngân hàng để quay vòng dòng tiền gửi - vay cầm cố sổ tiết kiệm. Việc này nhằm để hưởng chênh lệch lãi suất, nhưng tạo ra tình trạng dòng vốn chạy lòng vòng và có thể gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng.

Đơn cử, trong đại án Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng, hình thức cầm cố sổ tiết kiệm được nhắc đến rất nhiều với số tiền khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỉđồng. Phạm Công Danh đã lợi dụng việc cầm cố sổ tiết kiệm của khách hàng để rút tiền và gây thiệt hại cho ngân hàng nhiều nghìn tỉđồng.

TheoNgân hàng Nhà nước (NHNN), qua công tác thanh tra, giám sát cho thấy, có hiện tượng một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng vay vốn có đảm bảo bằngcầm cố sổ tiết kiệm Thế nhưng, việc cho vay không có phương án sử dụng vốn vay theo quy định tại Thông tư 39/2016, vi phạm quy định của NHNN về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay.

Hành vi trên đã vi phạm quy định về giải ngân vốn vay. Theo Điều 7 Nghị định 39 về hoạt động cho vay, một khoản vay là hợp lệ nếu có đầy đủ 5 yếu tố, trong đó bao gồm mục đích vay và phương án sử dụng vốn.

Do đó, mới đây, cơ quan Thanh tra giám sát NHNN đã có công văn gửi đến các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cảnh báo việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay.

Cụ thể, nhằm ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn hoạt động, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng không thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chấp hành nghiêm các quy định về cho vay, về lãi suất huy động bằng ngoại tệ, về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay…

NHNN yêu cầu lãnh đạo các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ khoản vay, đặc biệt là kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân vốn vay đối với các khoản vay đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Cơ quan này cũng yêu cầu cáctổ chức tín dụngtăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay, đặc biệt là các khoản cho vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm. NHNN sẽ xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng cố tình vi phạm.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo rủi ro, cảnh báo ngân hàng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm