Với những thế mạnh về cảnh sắc được thiên nhiên ban tặng, trầm tích các nền văn hóa phong phú, là hòn đảo tiền tiêu gắn với công cuộc bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, Lý Sơn đang ngày càng trở mình vươn lên, là miền đất hứa của du lịch Quảng Ngãi.

Lý Sơn: Đảo tiền tiêu-miền đất hứa của du lịch Quảng Ngãi

Lê Đình Dũng | 19/10/2017, 11:32

Với những thế mạnh về cảnh sắc được thiên nhiên ban tặng, trầm tích các nền văn hóa phong phú, là hòn đảo tiền tiêu gắn với công cuộc bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, Lý Sơn đang ngày càng trở mình vươn lên, là miền đất hứa của du lịch Quảng Ngãi.

>>Tháo gỡ rào cản, mở rộng đường mời gọi các nhà đầu tư vào Quảng Ngãi

‘Vương quốc tỏi’ và những tiềm năng du lịch hiếm có

Nằm cách bờ biển tỉnh Quảng Ngãi tầm 15 hải lý, huyện đảo Lý Sơn đang thay đổi diện mạo từng ngày sau khi có điện lưới quốc gia đấu nối vào năm 2014.

Tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thắng cảnh tự nhiên hình thành từ hoạt động phun trào của núi lửa cách đây hàng triệu năm như: Chùa Hang, Hang Câu, cổng Tò Vò,miệngnúi lửa Giếng Tiền và miệng núi lửa núi Thới Lới, rạng San hô, đặc biệt là cổng Tò Vò dưới nước có giá trị để phát triển thành khu du lịch tổng hợp.

Nơi đây cũng là chốn giao thoa của nhiều nền văn hóa từ Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt để hình thành nên những di tích văn hóa như chùa Đục, chùa Hang, đình làng An Hải, đình làng An Vĩnh, Âm Linh Tự, dinh Bà Thiên Y-A-Na, Lăng Chánh, Lăng Tân An Vĩnh, nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, Dinh Tam Tòa, Lăng cá ông Nam Hải.... và nhiều nhà cổ cókiến trúc cổ xưa còn khá nguyên vẹn.

Trải qua hàng trăm năm, người dân Lý Sơn đãđể lại những lễ hội truyền thống ghi đậm dấu ấn của cư dân trên đảo như: lễ cầu ngư, lễ Đua thuyền truyền thống và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia năm 2013).

Cảnh đẹp trên đảo Bé, Lý Sơn

Một đôi uyên ương trên thắng cảnh Cổng Tò Vò trên đảo Lý Sơn

Tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên đảo

Đến Lý Sơn, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản hiếm có. Hành, tỏi Lý Sơn có hương vị thơm ngon đặc biệt không thể lẫn với các nơi khác, đặc biệt là tỏi một (tỏi mồ côi).

Ngoài ra còn có các đặc sản nổi tiếng khác như: bánh ít lá Gai, rượu tỏi mồ côi, rượu Hải Sâm, dưa hấu, giá đậu ván; các món ăn hải sản như: cá mú, mực thẻ, mực nang, ốc cừ, ốc tai tượng, chình biển, hầu son, rau bông trang, rau cum cúm… có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Riêng với những vỏ ốc quý với nhiều màu sắc có thểsản xuất thành đồ thủ công mỹ nghệ rất có giá trị làm quà lưu niệm.

Tính đến tháng 3.2017, trên địa bàn huyện có 106 cơ sở dịch vụ lưu trú đang hoạt động, với tổng số 627 phòng. Trong đó có 06 khách sạn, 43 nhà nghỉ, 01 nhà trọ, 56 hộ gia đình du lịch homestay, nhiều cơ sở ăn uống, giải khát với chất lượng ẩm thực được nâng cao.

Có 11 tàu cao tốc phục vụ tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại, 16 ca nô phục vụ tuyến An Bình, 01 tàu đáy kính phục vụ ngắm san hô; 77 xe du lịch từng bước đáp ứng phần nào nhu cầu ăn, ở và các phương tiện đi lại cho du khách.

Những năm qua, lượng du khách đến đảo Lý Sơn tăng mạnh. Để đảm bảo hạn chế phát triển tự phát, huyện đảo đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan, ban ngành chấn chỉnh các dịch vụ hoạt động đi vào nề nếp, kiểm soát giá, tập huấn về công tác du lịch, phát động bảo vệ môi trường, ngăn chặn tình trạng chèo kéo, nài nỉ du khách…

Đồng thời, huyện cũng nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch phục dựng các lễ hội, chương trình văn nghệ hát về Lý Sơn để phục vụ du khách.

Bãi tắm tiên trên đảo Bé

Lý Sơn có những cảnh đẹp hiếm có được hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm

Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh đã đầu tư cho huyện xây dựng Đình làng An Vĩnh, Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, các vỏ mộ của Đội Hoàng Sa, 18 bia trích yếu lý lịch trích ngang các di tích cấp Quốc gia và 25 biển chỉ dẫn đến các di tích, 25 thùng đựng rác và hỗ trợ cho 02 hộ gia đình tham gia mô hình du lịch homestay 5 bệ cầu 5 bộ thiết bị nhà tắm, kinh phí 48 triệuđ/nhà”.

Huyện cũng đang phối hợp với sở Văn hóa, Thể thao và du lịch đưa các hộ gia đình homestay đi tham quan học tập kinh nghiệm tại Hội An, Cù Lao Chàm. Hằng năm trích ngân sách phối hợp với Sở VH-TT-DL mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch tại huyện Lý Sơn; hoàn tất thủ tục phê duyệt quy chế quản lý các di tích lịch sử, danh thắng trên địa bàn huyện và hỗ trợ kinh phí cho các di tích hợp đồng người trực, giới thiệu lịch sử cho du khách đến tham quan và tìm hiểu lịch sử liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Hướng đến phát triển du lịch xanh

Theo bà Phó chủ tịch, Lý Sơn đang hướng tới một nền du lịch bền vững, thân thiện với những giá trị quý báu vốn có. Việc này sẽ tạo ra thu nhập ổn định cho cộng đồng, bảo vệ cuộc sống cho người dân.

Bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn

Có thể thấy, những năm qua do phát triển hạ tầng phục vụ đời sống và du lịch quá nóng đã làm ảnh hưởng phần nào đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống của người dân trên đảo. Cơ sở hạ tầng, nhà cửa, khách sạn xây dựng chóng mặt; rác thải ngày càng nhiều, nguồn nước ngầm thiếu hụt…đang dần ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Từ những thực trạng trên, đảng bộ, chính quyền huyện đảo Lý Sơn đang định hướng lại sự phát triển với ưu tiên mũi nhọn là du lịch thân thiện bên cạnh các thế mạnh về đánh bắt hải sản, trồng tỏi…

Cụ thể, xây dựng một số loại hình sản phẩm đặc trưng gắn với tiềm năng du lịch biển như: Khu nghỉ dưỡng trên bờ biển, các hoạt động khám phá trải nghiệm trên đảo. Khuyến khích thành lập đội câu cá, câu mực ven đảo để hướng dẫnkhách du lịch câu cá, câu mực giải trí nhằm kéo dài thời gian lưu lại của du khách (xã hội hóa phát triển du lịch).

Tạo ra sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn đặc trưng, đã được xác định với các loại hình du lịch, bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, du lịch giải trí như lặn ngắm san hô, du thuyền, lướt ván (An Bình). Tổ chức các tour văn hóa tâm linh, gắn với lễ hội truyền thống như: Lễ cúng cá ông, lễ dồi bòng,đặc biệt là lễ đua thuyền truyền thống tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

Phối hợp với Sở ngành chức năng của tỉnh khẩn trương thực hiện dự án phục chế bộ xương cá ông ở Lân Tân. Hoàn chỉnh Đề án bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trên đảo trình Sở VH-TT-DL tỉnh thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện. Gắn kết các di tích trên địa bàn huyện thành chuỗi di tích, sân khấu hóa lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và các bài hát về Lý Sơn, kêu gọi đầu tư xây dựng bãi tắm tại đảo lớn và sớm đầu tư xây dựng chợ đêm nhằm thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại huyện…

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý rác thải, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Ưu tiên xây dựng các công trình cấp nước sạch, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại các khu vực ưu tiên phát triển du lịch. Khuyến khích sử dụng công nghệ và sản phẩm sạch trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Du khách ngày càng đến nhiều với Lý Sơn

Cùng với chuẩn bị về cơ sở vật chất, huyện Lý Sơn cũng đang tích cực bồidưỡng cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch, đào tạo lại nhân viên trong khách sạn, nhà hàng trên địa bàn huyện. Phấn đấu đến năm 2020 cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực ngành du lịch được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Có chế độ đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực trẻ, có năng lực trong hoạt động du lịch của huyện.

“Trong những năm tới, cán bộ và nhân dânhuyện đảo Lý Sơn quyết tâm phát triển du lịch biển đảo Lý Sơn trở thành tâm điểm của du lịch tỉnh Quảng Ngãi, theo hướng du lịch cộng đồng; phát huy tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch biển và các danh lam, thắng cảnh thiên nhiên, di tích Lịch sử - Văn hóa nhất là các di tích về Hải đội Hoàng Sa và các lễ hội như lễ đua thuyền tứ linh, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa làm hạt nhân. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng trong tổng sản phẩm của huyện”, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, nói.

Thạch Châu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý Sơn: Đảo tiền tiêu-miền đất hứa của du lịch Quảng Ngãi