Hiện tại, số vốn của Chính phủ phân bổ cho tuyến metro số 1 không đáp ứng nhu cầu. Do đó, dự án đang có nguy cơ phải giãn tiến độ hoặc ngưng thi công nếu không được bố trí vốn. Nếu nhà thầu tạm ngưng thi công, ngành đường sắt đô thị TP.HCM sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khôn lường.

TP.HCM: Hàng loạt nguy cơ khó lường nếu tuyến metro số 1 ngưng thi công

Phan Diệu | 18/10/2017, 13:58

Hiện tại, số vốn của Chính phủ phân bổ cho tuyến metro số 1 không đáp ứng nhu cầu. Do đó, dự án đang có nguy cơ phải giãn tiến độ hoặc ngưng thi công nếu không được bố trí vốn. Nếu nhà thầu tạm ngưng thi công, ngành đường sắt đô thị TP.HCM sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khôn lường.

Dù thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý, dự án vẫn liên tục “đói vốn”

Theo Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM Lê Nguyễn Minh Quang, tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên (metro số 1) có tổng chiều dài 19,7km với 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm, 11 ga trên cao, với tổng mức đầu tư 2,49 tỉ USD (hơn 47.000 tỉ đồng) do JICA (Nhật Bản) tài trợ. Dự án được khởi công tháng 8.2012, dự kiến hoàn thành, khai thác vào năm 2020. Đến nay, dự án đã đạtđược 43%.

Mặc dù TP.HCM đã thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý thực hiện dự án đúng quy định, thế nhưng nguồn vốn thực hiện dự án đang khó khăn. Cụ thể, dự án ban đầu được phê duyệt từ hơn 17.000 tỉ đồng vào năm 2007 nhưng đến tháng 9.2011, UBND TP.HCM đã ra quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư dự án lên 47.000 tỉ đồng.

Theo Nghị quyết 49, dự án có vốn từ 35.000 tỉ đồng phải trình Quốc hội. Do đó, tháng 5.2011, TP.HCM đã có một văn bản gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư kiến nghị báo cáo Quốc hội về công tác điều chỉnh vốn với dự án. Không những vậy, hằng năm, UBND TP.HCM đều có báo cáo với Bộ Giao thông vận tải để Bộ báo cáo Quốc hội về dự án.

Tuy nhiên, ông Quang cho biết đến naydự án vẫn trục trặc trong việc giải ngân vốn ODA, khiến nhà tài trợ rất ngại ngần trong việc đầu tư những tuyến metro tiếp theo. Phía nhà tài trợ đã nêu quan ngại này trong quá trình làm việc với phía Việt Nam.

Đặc biệt, tuyến metro số 1 đi về hướng quận 9, qua khu công nghệ cao. Do đó, trong các cuộc họp với lãnh đạo TP.HCM, các nhà đầu tư đang đầu tư vào khu vực này đều bày tỏ mong muốn sớm hoàn thành tuyến metro số 1 để họ nâng quy mô vốn đầu tư. Nếu không hoàn thành tuyến metro số 1 đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng đến việc kêu gọi đầu tư vào khu công nghệ cao và nhiều dự án khác tại TP.HCM.

“Trong nhiều lần làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tất cả những vấn đề Bộ nêu ra phía TP.HCM đã trình bày rất cụ thể. Còn những vấn đề khác nếu chưa rõ có thể tiếp tục tháo gỡ. Bây giờ ngưng lại không giải ngân vốn cho tuyến metro số 1 như hiện nay thì sẽ rất khó khăn. Phía nhà tài trợ họ không hiểu vì sao thủ tục của chúng ta lại phức tạp đến như vậy”, ông Quang nói.

Theo ông Quang, nếu nhà thầu giãn tiến độ thi công hoặc tạm ngưng thi công, ngành đường sắt đô thị thành phố phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ lớn. Cụ thể, nếu dự án giãn tiến độ thi công, các chuyên gia ra đi và thiết bị máy móc cũng sẽ bị trả lại, trong khi chi phí thuê chuyên gia rất đắt và họ không thể chờ. Một khi họ và máy móc đã đi thì sau này muốn thi công trở lại ngay là không thể được.

Đặc biệt, căn cứ trên hợp đồng đã ký, nếu TP.HCM thanh toán chậm thì phải trả lãi và bồi thường thiệt hại liên quan. Nếu nhà thầu chấm dứt hợp đồng và kiện chủ đầu tư, hai bên sẽ không tập trung làm dự án mà chỉ giải quyết mâu thuẫn, chắc chắn ảnh hưởng đến tiến độ. Ngoài ra, sự chậm trễ dự án do vấn đề bố trí vốn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thu hút đầu tư của TP.HCM.

Tiếp tục kiến nghị ứng trước vốn ODA

Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM nói rằngtrong năm 2017, Trung ương đã cấp thêm cho dự án tuyến metro số tiền 2.119 tỉ đồng nhưng đến nay đã sử dụng hết. Hiện nay, dự án đang nợ các nhà thầu.

Để xử lý khó khăn trước mắt, vừa qua UBND TP.HCM đã tạm ứng 2đợt: đợt đầu trước Tết Nguyên đán 2017 với số tiền 600 tỉ đồng. Mới đây, UBND TP.HCM tiếp tục tạm ứng 500 tỉ đồng để giải quyết các khó khăn. Tuy nhiên, việc tạm ứng chỉ là giải pháp tạm thời vì bình quân mỗi tháng chủ đầu tư phải trả cho các nhà thầu thi công từ 500-600 tỉ đồng.

Do đó, ông Lê Nguyễn Minh Quang mới đây đã kiến nghị Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đề nghị Thủ tướng trình Quốc hội xem xét, quyết định về tổng mức đầu tư dự án này tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa14.

Trước mắt, ngành đường sắt đô thị TP.HCM đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp Bộ Tài chính thực hiện ngay việc ứng trước kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020.

Đồng thời, Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM làm việc trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư về tổng mức đầu tư và phân bổ vốn ODA nguồn ngân sách trung ương của dự án tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14.

Về giải pháp lâu dài, ông Quang đề nghị Thủ tướng chỉ đạo giải ngân vốn ODA thực hiện theo tiến độ dự án và theo hiệp định vay tại điểm b, khoản 2, điều 76 Luật Đầu tư công năm 2014.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Hàng loạt nguy cơ khó lường nếu tuyến metro số 1 ngưng thi công