Khảo sát của Bkav, có một dòng mã độc lây nhiễm hơn 525.000 máy tính tại Việt Nam trong năm qua.

Mã độc đánh cắp tài khoản có thể ‘xuyên thủng’ cơ chế bảo mật 2 lớp

Thu Anh | 17/12/2022, 09:14

Khảo sát của Bkav, có một dòng mã độc lây nhiễm hơn 525.000 máy tính tại Việt Nam trong năm qua.

Tập đoàn công nghệ Bkav vừa tổng kết An ninh mạng năm 2022 và có những dự báo cho năm 2023.

Theo đó, bức tranh toàn cảnh an ninh mạng 2022 tại Việt Nam vẫn còn những điểm nóng đáng quan ngại: mã độc đánh cắp tài khoản đã có thể "xuyên thủng" cơ chế bảo mật 2 lớp; số lượng máy tính nhiễm mã độc APT ở mức cao; ransomware chuyển hướng tấn công sang máy chủ; lừa đảo tài chính online bùng nổ; Việt Nam có tới 6,8 triệu người dùng tham gia thị trường tiền mã hóa là tiềm năng nhưng thách thức cũng rất lớn…

Mã độc - mối nguy hiểm khó lường

Theo Bkav, PasswordStealer - dòng mã độc này lây nhiễm hơn 525.000 máy tính tại Việt Nam trong năm qua, với hơn 15.000 biến thể, đánh cắp và chiếm đoạt tài khoản Facebook, Gmail, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... của người sử dụng.

Nhằm vượt qua cơ chế xác thực 2 bước, đầu tiên hacker dùng cookies đánh cắp được để đăng nhập tài khoản. Tiếp đến, chúng sử dụng mật khẩu để xác thực và thực hiện hàng loạt các thao tác như đổi số điện thoại, email khôi phục, đặt mật khẩu mới, đăng xuất hết ra khỏi các thiết bị khác nhằm chiếm đoạt tài khoản.

ma-doc-danh-cap-tai-khoan-co-the-xuyen-thung-co-che-bao-mat-2-lop.jpg
Năm 2022, có dòng mã độc với hơn 15.000 biến thể - Ảnh: Internet

PasswordStealer chủ yếu phát tán qua các phần mềm crack, phần mềm giả mạo. Tuy nhiên, khảo sát của Bkav cho thấy 14% người dùng được hỏi vẫn chọn cài đặt phần mềm từ nguồn bất kỳ tìm được qua Google, thay vì tìm đến nguồn chính thống như website của nhà sản xuất, kho phần mềm đáng tin cậy. 21% người dùng chưa có thói quen kiểm tra vi rút trước khi mở các file từ Internet.

"Đây là những con số đáng báo động, dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm dòng mã độc này", Bkav nhận định.

Ransomware chuyển hướng tấn công sang máy chủ

Năm 2022, các chuyên gia Bkav ghi nhận chiến dịch tấn công ransomware (mã độc mã hóa tống tiền) quy mô lớn, nhắm vào các máy chủ chứa dữ liệu kế toán.

Nếu như trong năm 2021 chưa tới 1.000 máy chủ nhiễm ransomware thì năm 2022 ghi nhận hơn 14.500 máy, theo thống kê của Bkav. Riêng chiến dịch tấn công ransomware nhắm vào máy chủ chứa dữ liệu kế toán được ghi nhận từ tháng 4.2022 (hiện tại vẫn đang tiếp diễn) đã xâm nhập 1.355 máy chủ.

Ông Nguyễn Tiến Đạt - Tổng giám đốc phụ trách mảng chống mã độc (AntiMalware) của Bkav cho biết máy chủ là nơi lưu trữ dữ liệu quan trọng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng là nơi công khai các dịch vụ ra internet nên hacker dễ tiếp cận hơn. Cùng với đó, kỳ vọng thu được nguồn lợi tài chính từ việc mã hóa tống tiền là các nguyên nhân khiến dòng mã độc này tăng đột biến thời gian vừa qua.

Khảo sát của Bkav cho thấy 40% người dùng Việt Nam không sao lưu (backup) dữ liệu, hoặc thực hiện không đúng cách (sao lưu sang 1 ổ khác trên cùng máy tính). Điều này dẫn đến những thiệt hại nặng nề, không thể khôi phục lại dữ liệu khi không may trở thành nạn nhân của tấn công ransomware.

Để giảm nguy cơ, Bkav khuyến cáo người dùng thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng và lưu trữ sang một nơi khác như USB/ổ cứng gắn ngoài, máy tính khác, Cloud Storage (Google Drive, One Drive, iCloud…). Cài đặt phần mềm diệt vi rút có tính năng ngăn chặn ransomware để được bảo vệ tự động.

Bài liên quan
Tấn công có chủ đích bằng mã độc tống tiền sẽ tiếp tục gia tăng
Các chuyên gia của VSEC đã có nhận định Tấn công có chủ đích bằng mã độc tống tiền tiếp tục gia tăng trong năm 2022.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mã độc đánh cắp tài khoản có thể ‘xuyên thủng’ cơ chế bảo mật 2 lớp