Các nhà nghiên cứu nói rằng những đợt hạn hán nghiêm trọng có thể khiến khoảng thời gian giữa các vụ phun trào của mạch nước phun Old Faithful tăng lên đáng kể.

Mạch nước phun nổi tiếng ở Yellowstone có thể “ngủ yên” sau 800 năm hoạt động

Long Hải | 16/10/2020, 14:00

Các nhà nghiên cứu nói rằng những đợt hạn hán nghiêm trọng có thể khiến khoảng thời gian giữa các vụ phun trào của mạch nước phun Old Faithful tăng lên đáng kể.

Old Faithful, mạch nước phun nổi tiếng ở Công viên quốc gia Yellowstone, có thể sẽ “ngủ yên” sau khi phun trào liên tục trong gần 800 năm, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters.

du-khach.jpg

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các mẫu gỗ khoáng hóa có niên đại từ năm 1233 đến năm 1362 sau Công nguyên gần mạch nước phun Old Faithful. Đây là giai đoạn xảy ra “hạn hán nghiêm trọng ở nhiều vùng”. Hiện tại, khu vực xung quanh mạch nước phun không có cây cối do vật chất phun lên nóng và chứa nhiều kiềm.

Các chuyên gia cho rằng những đợt hạn hán tương tự có thể xảy ra vào giữa thế kỷ này, khiến các vụ phun trào của mạch nước phun giảm tần suất hoặc ngừng hoàn toàn. “Các mô hình khí hậu dự báo hạn hán ngày càng nghiêm trọng vào giữa thế kỷ 21. Điều này sẽ khiến các vụ phun trào từ các mạch phun ít hơn hoặc chấm dứt hoàn toàn”, các nhà nghiên cứu viết.

Theo Live Science, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khoảng thời gian giữa các vụ phun trào của Old Faithful đã tăng lên đáng kể. Trong vài thập kỷ qua, khoảng cách giữa những lần phun trào của Old Faithful có sự thay đổi lớn, từ 60-65 phút vào những năm 1950 lên đến 90-94 phút từ năm 2001.

Trong một cuộc phỏng vấn với Live Science, tác giả chính của nghiên cứu, Shaul Hurwitz cho biết: “Khi gửi các mẫu gỗ đi phân tích với phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon, tôi không biết chúng đã vài trăm hay vài nghìn năm tuổi. Tuy nhiên, kết quả thật thú vị vì tất cả đều hình thành từ khoảng thế kỷ 13-14”.

Một vụ phun trào của mạch nước phun Old Faithful

Mạch nước phun (geyser) là mạch nước phun nước nóng và hơi nước từ lòng đất vào bầu không khí theo chu kỳ hoặc nhiễu loạn và thường phun lên theo phương thẳng đứng. Sự hình thành các mạch nước phun là do những điều kiện địa chất thủy văn đặc biệt nên rất hiếm gặp trên Trái đất. Những nơi có mạch nước phun thường nằm gần vùng có núi lửa hoạt động và hiện tượng mạch nước phun liên quan đến magma.

Công viên quốc gia Yellowstone có hàng ngàn mạch nước nóng và khoảng 300-500 mạch nước phun. Đây là nơi chiếm một nửa số lượng mạch nước phun trên toàn thế giới trong 9 lưu vực của nó, nằm chủ yếu ở Wyoming với những phần nhỏ ở Montana và Idaho.

Hoạt động của mạch nước phun, cũng giống như hoạt động của tất cả các mạch nước nóng, là do nước trên bề mặt dần dần thấm xuống mặt đất cho đến khi gặp đá bị nung nóng bởi magma. Sau đó, nước được nung nóng bởi năng lượng địa nhiệt quay trở lại mặt đất bằng cách đối lưu thông qua các lớp đá xốp và bị nứt.

Sự hoạt động phun trào của mạch nước phun có thể giảm dần thậm chí ngừng hẳn do các khoáng vật lắng đọng ở mạch phun theo thời gian. Ngoài ra, mạch nước phun cũng có thể thay đổi chức năng thành mạch nước nóng do bị ảnh hưởng của động đất và sự can thiệp của con người.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mạch nước phun nổi tiếng ở Yellowstone có thể “ngủ yên” sau 800 năm hoạt động