Hàng ngày, chúng ta sử dụng nhiều đồ dùng trong nhà bếp như dao, thớt hay hộp đựng đồ ăn. Bạn nghĩ chúng bình thường và dường như vô hại. Nhưng thực chất chúng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà bạn chưa biết.

Mối nguy hại ở phòng bếp ít người nhận ra

La Hường | 25/11/2019, 11:24

Hàng ngày, chúng ta sử dụng nhiều đồ dùng trong nhà bếp như dao, thớt hay hộp đựng đồ ăn. Bạn nghĩ chúng bình thường và dường như vô hại. Nhưng thực chất chúng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà bạn chưa biết.

Thực phẩm đã hết hạn sử dụng

Những loại thực phẩm đã cất trữ quá lâu trong căn bếp nhà mình đa phần đều là loại không còn hạn sử dụng dài như lúc mới mua.Nếu ăn lại sẽ tạo cơ hội cho chất aflatoxin carcinogen (chất gây ung thư được thế giới công nhận) xâm nhập vào cơ thể, gây ra mối nguy hại tiềm ẩn cho sức khỏe. Do đó, hãy bắt đầu một cuộc tổng vệ sinh tất cả mọi thứ trong căn bếp nhà bạn, thứ nào đã quá cũ, sử dụng lâu năm hay hết hạn sử dụng thì đừng nên tiếc rẻ mà nên vứt thẳng vào thùng rác ngay để tránh nguy cơ sinh bệnh.

Miếng rửa bát

Những miếng xốp, mút với nhiều lỗ rỗng tự nhiên và ở trong môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn. Để diệt vi khuẩn, bạn hãy cho vào lò vi sóng hoặc ngâm trong thuốc tẩy pha loãng vài phút.

Tốt nhất nên thay khi thấy đã cũ.

Hộp đựng thức ăn bằng nhựa

Trong quá trình sản xuất nhựa, một số nhà sản xuất đã thêm một số loại hóa chất đặc biệt. Các hóa chất nàycó thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Và chắc chắn rằng bạn không muốn các hóa chất này có trong thực phẩm hoặc trong cơ thể của bạn và gia đình. Vì vậy, hãy dùng hộp nhựa chất lượng cao hoặc đựng thức ăn trong các hộp thủy tinh, sứ để đảm bảo sức khỏe.

Thức ăn lên men, nấm mốc

Với tình hình nhiệt độ cao, khí hậu oi bức của mùa hè, chuyện thực phẩm dễ hỏng và phát sinh nấm mốc như gạo, ngô, lạc… hay hoa quả là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đặc biệt, nếu những thực phẩm này không được bảo quản đúng cách, có tình trạng ẩm mốc thì nên vứt đi ngay chứ đừng giữ lại vì nguy cơ sinh bệnh ung thư rất cao.

Do thực phẩm bị nấm mốc có chứa aflatoxin nên kể cả khi bạn có rửa hay đun nóng thì chất độc vẫn sẽ không được loại bỏ hoàn toàn. Khi cố tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.

Bếp gas

Nếu nhà bạn dùng bếp gas, đừng bao giờ quên kiểm tra xem bạn đã tắt bếp trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà hay chưa. Điều này giúp bạntránh khỏi nguy hiểm do khí gas và các nguy cơ cháy nổ.

Chảo chống dính

Chảo chống dính chất lượng không tốt có thể gây độc. Khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ khi đạt nhiệt độ sôi của dầu mỡ (150 - 300 độ C), sẽ khiến cho lớp Teflon (trên mặt chảo chống dính) tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư.

Đũa gỗ, thớt dùng lâu ngày

Đây là 2 món đồ sử dụng thường xuyên nên dễ bị mài mòn theo thời gian và xuất hiện các vết nứt quanh bề mặt. Việc để trong bếp một thời gian dài cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin sản sinh nhanh hơn.

Vì vậy, đừng tiếc rẻ mà dùng đi dùng lại những bộ đũa hay thớt gỗ từ 6 tháng trở lên. Bởi đây cũng là thời điểm chúng bắt đầu có vấn đề, nên thay mới hết để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Quỳnh An (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
13 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mối nguy hại ở phòng bếp ít người nhận ra