Chính quyền ông Biden cam kết không tiến hành các vụ thử tên lửa chống vệ tinh mang tính hủy diệt trong không gian và kêu gọi các nước làm theo.

Mỹ cam kết không tiến hành các thử nghiệm chống vệ tinh mang tính hủy diệt

Long Hải | 19/04/2022, 14:55

Chính quyền ông Biden cam kết không tiến hành các vụ thử tên lửa chống vệ tinh mang tính hủy diệt trong không gian và kêu gọi các nước làm theo.

rac.png
Rác không gian được tạo ra bởi một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh của Trung Quốc năm 2007 đã va vào một vệ tinh của Nga vào ngày 22.1.2013

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đưa ra thông báo này vào hôm nay (18.4) trong chuyến thăm Căn cứ Lực lượng không gian Vandenberg ở California. Bà Harris nói rằng chính quyền muốn thiết lập một tiền lệ tốt cho các hành vi có trách nhiệm trong không gian.

Tuyên bố này được đưa ra vài tháng sau một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh của Nga vào tháng 11.2021, tạo ra đám mây khổng lồ gồm hơn 1.500 mảnh vụn. Việc vệ tinh bị phá hủy xảy ra trên quỹ đạo khá gần Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), khiến các phi hành gia phải tạm thời trú ẩn bên trong tàu vũ trụ để tránh mảnh vỡ.

Đó không phải là sự cố đầu tiên gây ra bởi các vụ thử như vậy. Năm 2013, một vệ tinh của Nga đã bị trúng các mảnh vỡ tạo ra bởi một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh của Trung Quốc vào 6 năm trước đó.

“Các mảnh vỡ tồn tại lâu đời được tạo ra bởi các cuộc thử nghiệm này hiện đe dọa các vệ tinh và các vật thể không gian khác. Đó là những thứ quan trọng đối với an ninh, lợi ích kinh tế và khoa học của tất cả các quốc gia; đồng thời làm tăng rủi ro cho các phi hành gia trong không gian. Nhìn chung, những cuộc thử nghiệm này gây nguy hiểm cho tính bền vững của không gian bên ngoài Trái đất cùng việc thúc đẩy khám phá và sử dụng không gian của các quốc gia”, Văn phòng Phó tổng thống Mỹ cho biết trong một email vào thứ Hai.

pho-tong-thong.png
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris

Tại cuộc họp tháng 12.2021 của Hội đồng Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NSC) do Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris chủ trì, bà lưu ý rằng hoạt động trong không gian đang gia tăng và cần phải hành động để giảm thiểu tác động của các mảnh vỡ không gian càng nhiều càng tốt. Bà Harris cho rằng nếu không có các tiêu chuẩn rõ ràng về việc sử dụng không gian có trách nhiệm, chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ thực sự đe dọa an ninh quốc gia và toàn cầu.

Bà nói thêm: “Chúng ta phải thiết lập và mở rộng các quy tắc cùng chuẩn mực về an toàn và an ninh, về tính minh bạch và hợp tác bao gồm cả hoạt động quân sự, thương mại và dân sự trong không gian”.

Chính quyền ông Biden đã đưa ra Khung ưu tiên về không gian của Mỹ vào tháng 12 năm ngoái, trong đó có nói về cách Mỹ có kế hoạch theo đuổi các lợi ích an ninh quốc gia trong không gian.

“Là một phần của việc tăng cường đảm bảo sứ mệnh không gian, Mỹ sẽ tận dụng các khả năng và dịch vụ không gian thương mại mới để đáp ứng các yêu cầu an ninh quốc gia. Đồng thời tích hợp sâu hơn các khả năng và hoạt động không gian đáp ứng an ninh quốc gia của Mỹ với các đồng minh và đối tác. Mỹ cũng sẽ tham gia ngoại giao với các đối thủ cạnh tranh chiến lược để tăng cường sự ổn định trong không gian bên ngoài Trái đất”, nội dung của Khung ưu tiên nêu rõ.

Chính quyền Mỹ nói thêm rằng một trong những cách mà họ tham gia ngoại giao là thông qua Hiệp định Artemis, một tập hợp các thỏa thuận quốc tế liên quan đến chương trình Mặt trăng Artemis do Mỹ mô phỏng theo các thỏa thuận tương tự được tạo ra cho Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ cam kết không tiến hành các thử nghiệm chống vệ tinh mang tính hủy diệt