Mỹ đã điều động 3 máy bay ném bom tàng hình có khả năng mang bom hạt nhân đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại Biển Đông. 

Mỹ đưa máy bay ném bom hạt nhân đến Châu Á-TBD, Trung Quốc lo

10/03/2016, 16:02

Mỹ đã điều động 3 máy bay ném bom tàng hình có khả năng mang bom hạt nhân đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc tại Biển Đông. 

Ngày 9.3, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ cho biết, Washington sẽ điều động 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đến căn cứ quân sự trên đảo Diego Garcia, Ấn Độ. Máy bay ném bom B-2 Spirit có thể trang bị cả bom thông thường và bom hạt nhân, tăng cường sức mạnh của quân đội Mỹ trong khu vực.

Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ cho biết: “Trong quá trình hoạt động ở Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương, máy bay ném bom B-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân đội các nước đồng minh và đối tác của lực lượng không quân, đặc biệt là hoạt động đào tạo với quân đội Úc. Ngoài ra, kế hoạch còn được sử dụng để kiểm tra khả năng của không quân Mỹ”.

“Việc triển khai máy bay ném bom tàng hình từ căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri đến châu Á sẽ đảm bảo phi hành đoàn luôn duy trì một trạng thái sẵn sàng và ngày càng chuyên nghiệp. Hơn nữa, hoạt động sẽ cung cấp cơ hội phối hợp tác chiến giữa các lực lượng, đặc biệt là với một số đối tác trong khu vực”, một quan chức Bộ tư lệnh nhấn mạnh.
My, may bay tang hinh, Uc, Trung Quoc, Hong Loi, Bien Dong
Ngoài máy bay ném bom, Mỹ cũng điều các tàu chiến đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Động thái của Mỹ đã khiến Trung Quốc lo ngại và cáo buộc Washington cố gắng xây dựng một lực lượng quân sự mạnh bên trong khu vực. Trước đó, Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo về các cuộc đàm phán hợp tác giữa Mỹ và Úc. Trung Quốc nhấn mạnh mọi kế hoạch hợp tác quân sự “không nên nhằm vào lợi ích của bên thứ ba”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Chúng tôi lo ngại về các báo cáo liên quan. Hiện tại, xu hướng hàng đầu trong khu vực cũng như mong muốn từ người dân là củng cố hòa bình và hợp tác để thúc đẩy phát triển”. Bắc Kinh cho rằng việc Mỹ can thiệp vào các vấn đề trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cố tình gây căng thẳng ở Biển Đông.

Trong khi đó, Washington coi mối quan hệ quân sự mật thiết với Úc là một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á - kế hoạch được Nhà Trắng theo đuổi từ năm 2011. Ngoài hoạt động hợp tác đào tạo quân sự, Mỹ còn duy trì các đơn vị thủy quân lục chiến ở phía bắc Úc.

Washington cũng cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông sau khi quân đội Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tại quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) vào tháng 2.2016.

Hàn Giang (theo PressTV)

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đưa máy bay ném bom hạt nhân đến Châu Á-TBD, Trung Quốc lo