Patrick Joseph Buchanan từng là trợ lý và cố vấn đặc biệt cho các Tổng thống Mỹ Richard Nixon, Gerald Ford và Ronald Reagan. Cuối tuần qua, ông có bài viết trên The Item nhắc nhở Nhà Trắng nên khôn khéo trong quan hệ với Nga.

Mỹ đừng để mấy nước nhỏ chọc giận Nga mà chịu vạ lây

Anh Tú (dịch) | 18/07/2022, 09:04

Patrick Joseph Buchanan từng là trợ lý và cố vấn đặc biệt cho các Tổng thống Mỹ Richard Nixon, Gerald Ford và Ronald Reagan. Cuối tuần qua, ông có bài viết trên The Item nhắc nhở Nhà Trắng nên khôn khéo trong quan hệ với Nga.

pat.jpg
Patrick Joseph Buchanan từng là trợ lý và cố vấn đặc biệt cho các Tổng thống Mỹ Richard Nixon, Gerald Ford và Ronald Reagan - Ảnh: Internet

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Phần Lan đã được mời tham gia liên minh. Điều này có ý nghĩa gì đối với Phần Lan?

Nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin xâm phạm biên giới Phần Lan dài 830 dặm, Mỹ sẽ tăng cường bảo vệ Helsinki và đứng về phía Phần Lan chống lại Nga .

Việc Phần Lan trở thành thành viên NATO có ý nghĩa gì đối với Mỹ?

Nếu Tổng thống Putin tiến hành quân sự vào Phần Lan, Mỹ sẽ tham chiến chống lại quốc gia có kho vũ khí lớn nhất thế giới với từ 4.500 đến 6.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược.

Không một tổng thống thời Chiến tranh Lạnh nào có thể nghĩ tới thực hiện một cam kết như vậy - mạo hiểm sự tồn vong của quốc gia chúng ta để bảo vệ lãnh thổ của một quốc gia cách xa hàng nghìn dặm chưa bao giờ là lợi ích quan trọng của Mỹ.

Gây chiến với Liên Xô để bảo toàn lãnh thổ Phần Lan được coi là hành động điên rồ trong Chiến tranh Lạnh.

Nhắc lại: Harry Truman từ chối sử dụng vũ lực để phá vỡ cuộc phong tỏa Berlin của Joseph Stalin. Dwight Eisenhower từ chối gửi quân đội Mỹ đến cứu các chiến binh nổi dậy ở Hungary trước xe tăng Liên Xô ở Budapest năm 1956.

Lyndon B.Johnson đã không làm gì để hỗ trợ những người nổi dậy ở CH Czech trước quân đội Khối Hiệp ước Warsaw vào năm 1968. Khi Tổ chức Đoàn kết của Lech Walesa bị phá hủy theo trật tự của Moscow ở Ba Lan vào năm 1981, Ronald Reagan đã có những tuyên bố dũng cảm và chỉ viện trợ những chiếc máy Xerox (máy in).

Trong khi Mỹ ban hành các tuyên bố hỗ trợ hàng năm trong Chiến tranh Lạnh cho các quốc gia mà họ nói “bị giam cầm" ở Trung và Đông Âu, việc tách các quốc gia này khỏi sự kiểm soát của Liên Xô chưa bao giờ được phương Tây coi là cái cớ quan trọng để biện minh cho một cuộc chiến với Liên Xô.

Thật vậy, trong 40 năm Chiến tranh Lạnh, bắt đầu từ năm 1949 với 12 quốc gia thành viên, NATO chỉ thêm bốn nước nữa - Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha và Tây Đức.

Tuy nhiên, với lời mời Thụy Điển và Phần Lan tham gia với tư cách là quốc gia thứ 31 và 32 nhận được bảo đảm chiến tranh theo Điều 5, NATO sẽ tăng gấp đôi số thành viên kể từ khi người Nga nghĩ - chắc chắn là - là Chiến tranh Lạnh đã kết thúc.

Tất cả các quốc gia từng là thành viên của Hiệp ước Warsaw của Moscow - Đông Đức, Ba Lan, Hungary, CH Czech, Slovakia, Romania, Bulgaria - hiện là thành viên của NATO do Mỹ dẫn đầu - chống lại Nga.

nga-baltic.jpg
Ba nước cộng hòa trước đây của Liên Xô - Estonia, Latvia, Lithuania - hiện cũng là thành viên của NATO - Ảnh: Internet

Ba nước cộng hòa trước đây của Liên Xô - Estonia, Latvia, Litva - hiện cũng là thành viên của NATO, một liên minh quân sự được thành lập để bảo vệ và kiểm soát quốc gia mà họ thuộc về trong Chiến tranh Lạnh.

Litva, với 2% dân số Nga, vừa tuyên bố phong tỏa một phần hàng hóa di chuyển qua lãnh thổ của mình tới Kaliningrad, vùng lãnh thổ của Nga trên biển Baltic.

Trước sự phản đối của Tổng thống Putin, Vilnius đã nhắc nhở Moscow rằng Litva là một thành viên của NATO.

Đó là một trật tự chính trị địa chiến lược mà một cường quốc không bao giờ nên nhượng bộ cho một quốc gia yếu kém hơn, có khả năng lôi kéo mình vào một cuộc chiến tranh lớn.

Năm 1914, Đức của Kaiser trao cho đồng minh Áo của mình một "tấm séc trắng" để trừng phạt Serbia vì vai trò của họ trong vụ ám sát hoàng tử Archduke Francis Ferdinand, người thừa kế ngai vàng của Áo. Vienna rút séc kaiser và tấn công Serbia và Chiến tranh thế giới đệ nhất 1914-1918 đã diễn ra.

Vào tháng 3. 1939, Neville Chamberlain phát hành một bảo lãnh chiến tranh cho Ba Lan. Nếu Đức tấn công Ba Lan, Anh sẽ chiến đấu ủng hộ Ba Lan.

Được củng cố với sự đảm bảo từ Đế quốc Anh, người Ba Lan đã chống lại Hitler, từ chối nói chuyện với Berlin về các tuyên bố chủ quyền của Đức đối với thành phố Danzig, vốn là Ba Lan lấy từ Đức như chiến lợi phẩm tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919.

Vào ngày 1.9.1939, Hitler tấn công và nước Anh tuyên chiến, một cuộc chiến kéo dài 6 năm và khiến Đế quốc Anh bị thương nặng.

Và Ba Lan sau đó thì sao? Tại Yalta năm 1945, Winston Churchill đồng ý rằng một nước Ba Lan đang được Liên Xô khi ấy đóng quân nên nằm trong sự quản lý của Stalin.

baltics.jpg
Lãnh đạo 3 nước Baltics và Ba Lan thể hiện tình đoàn kết với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (chính giữa) - Ảnh: Internet

Tổng thống Putin là một người theo chủ nghĩa dân tộc Nga, coi sự tan rã của Liên Xô là thảm họa lớn nhất của thế kỷ 20, nhưng ông không phải là người duy nhất gánh chịu trách nhiệm cho mối quan hệ tồi tệ giữa các nước.

Người Mỹ chúng ta đã đóng vai trò hàng đầu trong cuộc chiến tranh lạnh thứ hai, nguy hiểm hơn cuộc chiến tranh đầu tiên.

Trong một phần tư thế kỷ qua, sau khi Nga giải thể Hiệp ước Warsaw và Liên Xô tan rã thành 15 quốc gia, chúng ta đã đẩy NATO, vốn được tạo ra để kiềm chế Nga, thâm nhập vào Trung và Đông Âu.

Năm 2008, các neocon (người có quan điểm tân bảo thủ) đã kích động Gruzia tấn công Nam Ossetia, kích động sự can thiệp của Nga và việc triệt thoái của quân đội Gruzia.

Vào năm 2014, các neocon đã thúc giục người Ukraine lật đổ chế độ thân Nga được bầu ở Kyiv. Khi họ thành công, Tổng thống Putin đã chiếm Crimea và Sevastopol, vốn là căn cứ của hạm đội Biển Đen của Nga trong nhiều thế kỷ.

Năm 2022, Moscow yêu cầu Mỹ cam kết không đưa Ukraine gia nhập NATO. Chúng ta đã từ chối. Và Tổng thống Putin đã tấn công. Nếu người Nga tin rằng đất nước của họ đã bị phương Tây đẩy vào bức tường, chúng ta có thể đổ lỗi cho họ không?

Người Mỹ có vẻ bác bỏ những lời cảnh báo đen tối của Nga rằng thay vì chấp nhận thất bại ở Ukraine, cứ làm mất mặt quốc gia họ và bao vây, cô lập họ, sẽ có lúc họ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Có thực sự khôn ngoan khi bác bỏ những lời cảnh báo này chỉ là khoe cơ bắp quân sự?

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đừng để mấy nước nhỏ chọc giận Nga mà chịu vạ lây