Xét nghiệm máu giúp nhanh chóng xác định kháng thể chống virus SARS-CoV-2 ở những trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng/triệu chứng nhẹ có thể giúp ích cho cuộc chiến chống đại dịch.

Mỹ ráo riết tìm người có kháng thể chống SARS-CoV-2

29/03/2020, 11:20

Xét nghiệm máu giúp nhanh chóng xác định kháng thể chống virus SARS-CoV-2 ở những trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng/triệu chứng nhẹ có thể giúp ích cho cuộc chiến chống đại dịch.

Xét nghiệm máu tìm kháng thể có thể đóng vai trò lớn trong cuộc chiến chống đại dịch - Ảnh: iTV

Một vài tổ chức nghiên cứu và công ty dược Mỹ đang gấp rút phát triển xét nghiệm như vậy, trong đó có giáo sư Florian Krammer cùng đồng nghiệp trường Y khoa Icahn (thuộc bệnh viện Mount Sinai).

Giáo sư Krammer cho biết đơn vị của ông đang chia sẻ các thành phần chính lẫn quy trình xét nghiệm kháng thể cho tổ chức khác. Bệnh viện Mount Sinai sẽ sớm bắt đầu tiến hành xét nghiệm.

Xét nghiệm kháng thể này không gặp nhiều rào cản. Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) tháng trước vừa nới lỏng quy định, những loại xét nghiệm dịch cơ thể được phép ra thị trường mà không cần sự xem xét phê duyệt đầy đủ từ cơ quan này.

Các công ty bắt đầu xuất khẩu. Hãng Biomerica nhận đơn hàng từ châu Âu cùng Trung Đông cho sản phẩm giá dưới 10 USD, Chembio Diagnostics có khách hàng từ Brazil và lên kế hoạch nghiên cứu thử nghiệm tại một số địa điểm trong nước.

Nhờ rẻ tiền lại đơn giản (chỉ cần chích máu từ ngón tay rồi chờ kết quả xuất hiện sau 10 - 15 phút) mà xét nghiệm kháng thể có thể giúp sàng lọc trở nên dễ dàng hơn so với xét nghiệm chẩn đoán. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều nghi vấn về thời gian kháng thể tồn tại, tỷ lệ xét nghiệm chính xác hay cách thức triển khai xét nghiệm,…

Nếu áp dụng xét nghiệm kháng thể diện rộng, đội ngũ ở tuyến đầu chống dịch nên được ưu tiên hàng đầu. Nhân viên y tế có kháng thể có thể tiếp tục tham gia công tác điều trị, “sĩ khí” nhờ vậy được nâng cao.

“Nếu từng nhiễm rồi khỏi bệnh, tôi sẽ muốn quay lại tuyến đầu càng sớm càng tốt. Khoảng thời gian miễn dịch giúp tôi chặn đứng virus”, giáo sư Adams Dudley thuộc đại học Minnesota phân tích.

Chưa rõ kháng thể chống SARS-CoV-2 tồn tại bao lâu - Ảnh: The Verge

Giáo sư nghiên cứu bệnh truyền nhiễm William Schaffner thuộc đại học Vanderbilt đánh giá ý tưởng triển khai xét nghiệm kháng thể rất hấp dẫn, vì chúng cho biết mức độ miễn dịch của một cộng đồng nào đã đủ mạnh để nới lỏng cách ly xã hội hay chưa.

Nhà vi trùng học Tony Mazzulli làm việc ở Toronto (Canada) khuyến cáo nên thận trọng do chưa rõ kháng thể có đủ sức bảo vệ người tiếp xúc lượng lớn virus như y bác sĩ không, chưa kể trường hợp miễn dịch nhưng vẫn lây virus cho người khác.

Triển vọng áp dụng xét nghiệm kháng thể diện rộng nổi lên khi Tổng thống Donald Trump muốn khôi phục phần lớn hoạt động kinh tế đất nước trước ngày 12.4. Thành viên nhóm phụ trách đối phó dịch của Nhà Trắng Deborah Birx hôm 23.3 tuyên bố chính quyền liên bang sẽ không chờ Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (UCDC) mà tìm đến nguồn cung cấp khác.

Giáo sư Stanley Perlman thuộc đại học Iowa nhấn mạnh vấn đề quan trọng phải xác định là miễn dịch kéo dài bao lâu. Dù nhiều bộ xét nghiệm kháng thể trên thị trường khá hiệu quả, nhưng giới nghiên cứu cần thêm dữ liệu để kết luận.

Cẩm Bình (theo Reuters)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ ráo riết tìm người có kháng thể chống SARS-CoV-2