Khi đến Papua New Guinea dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC 2018), Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ công bố kế hoạch chiến lược đối trọng với dự án Vành đai - Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Mỹ sẽ tung đòn đối trọng với BRI của Trung Quốc tại hội nghị APEC 2018

Trần Trí | 15/11/2018, 15:47

Khi đến Papua New Guinea dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC 2018), Phó tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ công bố kế hoạch chiến lược đối trọng với dự án Vành đai - Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 15.11, một quan chức Mỹ cấp cao cho biết tại một diễn đàn kinh tế trước khi khai mạc hội nghị APEC, ông Pence sẽ công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, và kế hoạch này sẽ ngược với “chính sách ngoại giao bẫy nợ mà Trung Quốc giăng cài ở khu vực này”.

Vị quan chức Mỹ nói phát biểu vào ngày 17.11 tới của ông Pence sẽ cổ động “một kiểu mẫu do lĩnh vực tư nhân dẫn đầu”, sẽ nhấn mạnh rằng các công ty Mỹ thật sự đem lại việc làm, sẽ đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương “nhằm tạo thịnh vượng cho toàn khu vực”.Ông còn nói: “Chiến lược này hoàn toàn khác với chính sách ngoại giao bẫy nợ mà Trung Quốc tiến hành tại khu vực này, khiến một số quốc gia nhưSri Lanka, đảo quốc Maldives, Malaysia đều có những khoản nợ lớn từ việc nhận những khoản tiền vay không rõ ràng”.

Theo báo The Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự APEC 2018, và có thể ông sẽ đề nghị lãnh đạo các nước trong khu vực vay tiền của Bắc Kinh.

BRI do ông Tập khởi xướng, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối Trung Quốc với 65 quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Phi, thông qua vô số cầu đường, cảng, đường sắt và đường bộ, với vốn vay từ Bắc Kinh và chủ yếu do các công ty nhà nước Trung Quốc thực hiện.

Đã có những cáo buộc rằng những nước ký tham gia BRI đều không thể tạo việc làm cho dân bản địa, bị ngập nợ đến độ phải nhượng gán đất hoặc cho thuê đất thời hạn dài cho Trung Quốc.Nhưng Bắc Kinh liên tục phủ nhận các cáo buộc trên, dù một số nước trong năm nay đã tạm ngưng hoặc sửa hợp đồng, bởicác dự án liên quan BRI bị đánh giá là quá tốn tiền hoặc không cần thiết.

Theo SCMP, việc ông Pence dự APEC 2018 sẽ kết thúc một tuần thăm châu Á của ông, trong đó có việc ông dự hội nghị cấp cao ASEAN ở Singapore và thăm Nhật Bản.

Trong chuyến đi này, ông Pence cho các đồng minh khu vực của Mỹ biết: Ấn Độ - Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên, dù chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump có chính sách bảo hộ “Nước Mỹ trên hết”.

Trong khi đó, việc quan chức Mỹ nhấn mạnh đến khoản tài trợ tiếp sau việc Cơ quan Đầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC, thuộc chính phủ Mỹ) vừa ký một thỏa thuận ghi nhớ với Úc và Nhật, qua đó Mỹ-Úc-Nhật có kế hoạch hợp tác tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong một tuyên bố khác hôm 14.11, Phó tổng thống Pence cùng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhất trí phối hợp cấp số tiền khoảng 70 tỉ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực này, chủ yếu ở mảng năng lượng.Nhật-Mỹ dự định sẽ phối hợp trong lĩnh vực đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhằm phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Đông Nam Á.Một khi hoàn thành, các cơ sở này sẽ mở đường cho việc tăng cường xuất khẩu LNG được sản xuất tại Mỹ sang châu Á.

Mỹ-Nhật-Úc-Ấn Độ đã tính đến phương án đầu tư tài trợ cơ sở hạ tầng, khi BRI càng ngày càng phình to. Tuần trước, Úccông bố chi tài trợ 1, 4 tỉ USD cho khu vực Thái Bình Dương, đề xuất tài trợ và cho vay dài hạn để đầu tư vào viễn thông, năng lượng, giao thông và cơ sở hạ tầng nước.

Chính quyền Mỹ thì củng cố OPIC bằng cách cấp thêm vốn cùng khả năng mua lại cổ phần của các dự án mà OPIC tài trợ ở khắp thế giới. Mỹ nói sự khác biệt chính giữa BRI với các dự án này, là các dự án được kiểm soát chặt chẽ, nhằm bảo đảm có lợi cho các cộng đồng địa phương, có giá trị tin cậy về tính thương mại.

Bích Ngọc (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẽ tung đòn đối trọng với BRI của Trung Quốc tại hội nghị APEC 2018