Ngày 18.6, chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ máy bay quân đội Syria, đánh dấu lần đầu tiên trong nội chiến Syria chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump trực tiếp thách thức Tổng thống Bashar-al Assad và các đồng minh Nga, Iran.

Mỹ thách thức Tổng thống Assad khi bắn hạ máy bay Syria

Trần Trí | 19/06/2017, 12:29

Ngày 18.6, chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ máy bay quân đội Syria, đánh dấu lần đầu tiên trong nội chiến Syria chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump trực tiếp thách thức Tổng thống Bashar-al Assad và các đồng minh Nga, Iran.

Tuyên bố của liên quân chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu cho biết lúc 18 giờ 43 phút tối 18.6, chiến đấu cơ F/A -18F Super Hornet đã bắn hạ chiến đấu cơ Su-22 của không quân Syria.

Theo báo The Wall Street Journal, bằng cuộc tấn công này, quân đội Mỹ khẳng định rằng họ sẵn sàng tấn công máy bay chính phủ Syrianhằm bảo vệ Các lực lượng dân chủ Syria (SDF), một liên minh người Kurd - Ả Rập đang phối hợp với quân đặc nhiệm Mỹ để đẩy lùi bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) khỏi thủ phủ tự xưng Raqqa.

Syria nói Mỹ "liên quan" tớiIS

Quân đội Mỹ nói cuộc đối đầu bắt đầu chiều 18.6, khi quân đội Syria tấn công quân SDF ở gần Raqqa, buộc SDF phải rút lui để sơ tán người bị thương. Mỹ đãphải thực hiện một cuộc “biểu dương lực lượng” nhằm chặn đà tiến của quân đội Syria (SAA).

Hai giờ sau khi SAA nổ súng trước, chiếc Su-22 của không quân Syria thả bom vào quân SDF ngay tại khu vực.

Quân đội Mỹ dẫn việc “liên quân phải phòng thủ chung” để giải thích việc chiếc Hornet sau khi cất cánh từ tàu sân bay George H.W. Bush bay tuần tra đã bắn hạchiếc Su-22 của quân đội Syria. Tuyên bố nàykhông đề cập có lính Mỹ trong khu vực giao tranh hay không.

Truyền hình nhà nước Syria dẫn tuyên bố của SAA rằng chiếc Su-22 đã bị rơi, phi công đang mất tích gần làng Rasafah. Tuyên bố viết: “Đây là một cuộc tấn công trắng trợn”, nói chiếc Su-22 đang thực hiện phi vụ đánh quân khủng bốIS thì bị bắn rơi. SAA nói vụ tấn công cho thấy “có sự điều phối giữa Mỹ với bọn IS”.

Cuộc đụng độ trực tiếp này có thể dẫn đến những hệ lụy khó lườngdo trong thời gian qua nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã tìm cách kết nối đối thoại, tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Syria. Việc máy bay quân đội Syria bị bắn hạ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi về phản ứng tiếp theo của chính quyền Syria vốn được Nga hậu thuẫn mạnh.

Trong tuyên bố, quân đội Mỹ cốgắnghạ nhiệt căng thẳng: “Nhiệm vụ của liên quân là đánh bại bọn IS ở Iraq và Syria. Liên quân không tìm cách gây chiến với chế độ Syria, Nga hoặc các lực lượng thân chế độ đã liên kết với họ.Nhưng sẽ không ngần ngại bảo vệ liên quân hoặc các nhóm đối tác khỏi bất kỳ mối đe dọa nào”.

Liệu Mỹ có dám bắn hạ máy bay Nga?

Theo báo The Wall Street Journal, vụ bắn rụng chiếc Su-22 cho thấy tầm cỡ của việc quân độiMỹ sẵn sàng đối đầu trực tiếp với quân đội của Tổng thống Syria. Nó cũng đặt một câu hỏi mới với quân đội Mỹ: liệu Mỹ sẽ sẵn sàng bắn hạ một máy bay Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ cũng thực hiện những cuộc tấn công tương tự? Tuy nhiên, các quan chức quân sự Mỹ không lập tức trả lời.

Nhà nghiên cứu cấp cao Aaron Stein ở tổ chức nghiên cứu Atlantic Council (tại Washington) nói: “Đến nay, không ai nghĩ điều này. Xem ra không có sự hướng dẫn nào”.

Một tháng qua, quân đội Mỹ thực hiện nhiều cuộc không kích vào các lực lượng thân chính phủ Assad ở miền nam Syria, nơi mà một máy bay không người lái do Iran sản xuất đã tấn công liên quân Mỹtrước khi bị một chiếc F-15A của Mỹ bắn hạ. Nay, quân đội Mỹ thách thức quân chính phủ Syria ở miền bắc nước này.

Trong cuộc nội chiến Syria 6 năm qua, Mỹ luôn tránh trực tiếp đối đầu với quân đội Syria, tập trung hỏa lực để đánh bại bọn IS. Nhưng kế hoạch đã có sự thay đổi từ tháng 4, khi Tổng thống Trump ra lệnh phóng một loạt tên lửa Tomahawkvào một căn cứ không quân Syria, một biện pháp trừng phạt nhằm chặn chế độ Assad sử dụng vũ khí hóa học giết hại dân thường.

Hồi tháng 5, mọi sự trở nên tệ hại ở miền namkhi quân Mỹ tăng cường hiện diện tại một căn cứ huấn luyện gần biên giới Iraq và Jordan. Mỹ còn không kích vào các tay súng được Iran “chống lưng”. Sau đó, chiến đấu cơ F-15A của Mỹ bắn hạ một máy bay không người lái do Iran sản xuất đang bay lượn trên đầu liên quân do Mỹ dẫn đầu tại khu vực này.

Chiến sự ở miền nam Syria đã gây ra những lo ngại gia tăng căng thẳng vốn có thể kéo quân đội Mỹ càng lún sâu vào nội chiến Syria.

Vụ Mỹ bắn hạchiếc Su-22 diễn ra cùng ngày Vệ binh Cộng hòa Iran phóng nhiều tên lửa tầm trung từ Iran vào các mục tiêu IS ở Syria, với mục tiêu trả thù vụ bọn IS tấn công đẫm máu vào thủ đô Iran ngày 7.6, khiến 17 người chết.

Các quan chức Mỹ nói không hề có sự liên quan trực tiếp giữa hai vụ việc. Nhưng họ ghi nhận sự phức tạp của một khu vực mà trong đó, Syria có Nga và Iran hậu thuẫn, cùng Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Israel cùng các đồng minh thực hiện những vụ đánh bom hoặc phóng tên lửa, dù mỗi lực lượng đều theo đuổi những mục tiêu khác nhau và thường mang tính tranh đua với nhau.

Trung Trực (theo The Wall Street Journal)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
16 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thách thức Tổng thống Assad khi bắn hạ máy bay Syria