Sau khi Ủy ban Chilcot ở Anh công bố báo cáo điều tra về việc Anh đưa quân tham chiến ở Iraq, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush khăng khăng cho rằng lật đổ Saddam Hussein là đúng. Trong khi đó, Úc, New Zealand và Nga đều lên tiếng với nhiều thái độ khác nhau.

Mỹ, Úc bảo vệ quyết định đưa quân sang Iraq, Nga mỉa mai còn Iraq im lặng

Cẩm Bình | 07/07/2016, 20:29

Sau khi Ủy ban Chilcot ở Anh công bố báo cáo điều tra về việc Anh đưa quân tham chiến ở Iraq, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush khăng khăng cho rằng lật đổ Saddam Hussein là đúng. Trong khi đó, Úc, New Zealand và Nga đều lên tiếng với nhiều thái độ khác nhau.

Ông Bush bảo vệ quyết định đưa quân sang Iraq

Chiều 6.7 (giờđịa phương),người phát ngôn của cựu Tổng thống George W. Bushđã thay mặt ông Bush lên tiếng bảo vệ quyết định đưa quân sang Iraq.

Người phát ngôn cho biết: “Bất chấp giới tình báo Mỹ đã có tắctrách và bản thân ông Bush đã phạm phải nhiều sai lầm trước đó, nhưng ông vẫn tin tưởng rằng thế giới đã tốt đẹp hơn khi Saddam Hussein không còn nắm quyền”.

Ngoài ra, ông Bush cũng không quên bảo vệ cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, người đã ủng hộ chiến dịch quân sự tại Iraq.

Người phát ngôn của cựuTổng thống George W. Bush nói:“Ông Bush gửi lòng biết ơn sâu sắc đến quân đội Mỹ và lực lượng liên quân vì đã tham gia phục vụ và hysinh trong cuộc chiến chống khủng bố. Không có đồng minh nào tốt hơn chính phủ Anh do ông Tony Blair lãnh đạo”.

Ông Bush (đi đầu) cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates (tóc bạc) và cựu Cố vấn An ninh Condoleezza Rice trong chuyến thăm một căn cứ quân đội Mỹ tại Anbar (Iraq)- ảnh: independent.co.uk
Năm 2003, Tổng thống Bush (đi đầu) cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Cố vấn An ninh quốc gia Condoleezza Rice đến thăm căn cứ quân sự Mỹ tại Anbar (Iraq) - Ảnh: independent.co.uk
May mắn hơn rất nhiều đồng đội, trung sĩ Keith Fidler vẫn còn sống sót để về gặp gia đình- ảnh: independent.co.uk
May mắn hơn rất nhiều đồng đội, trung sĩ người Mỹ Keith Fidler đã sống sót để về gặp lại gia đình- Ảnh: independent.co.uk

Úc không hối hận, New Zealand vui mừng vì không gửi quân

Sau Mỹ, đến lượt Úc, quốc gia cũng đã gửi quân tham gia liên quân tham chiến ở Iraq, đãlên tiếng bảo vệ quyết định của mình.

Phát biểu trên kênh truyền hình Channel Seven, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop khẳng định quyết định đưaquân đến Iraq được giới lãnh đạo nước này đưa ra sau khi đã xem xét “tất cả thông tin tốt nhất có được vào thời điểm đó”.

Về việc liệu ông John Howard, lúc đó giữ chức Thủ tướng Úc, có nên đứng ra xin lỗi hay không, Ngoại trưởng JulieBishop nóiviệc này sẽ do ông Howard tự quyết định. Hiện ông Howard vẫn chưa đưa ra phát biểu gì.

Cựu Thủ tướng Úc John Howard (áo trắng) thăm lực lượng quân đội Úc tham chiến vào năm 2005- ảnh: europeonline-magazine.eu
Thủ tướng Úc John Howard (áo trắng) thăm các binh sĩ Úc tham chiến ở Iraq năm 2005- Ảnh: europeonline-magazine.eu

Trong khi đó, tướng Peter Leahy, người đứng đầu lực lượng Úc tham chiến tại Iraq, nhận xét nên xembáo cáo của Ủy ban Chilcot là hướng dẫn định hướng cho các hoạt động quân sự trong tương lai.

Về phía New Zealand, các cựu lãnh đạo đã lên tiếng hoan nghênh báo cáo của Ủy ban Chilcot vì đã giúp chứng tỏquyết định không đưa quân tham chiến ở Iraq trước đâymà họ đưa ra là đúng đắn.Vào thời điểm đó, bà Helen Clark giữ chức Thủ tướng New Zealand đã lấy lý do Mỹ kêu gọi đưa quân sang Iraq không được Liên Hợp Quốc ủyquyền nêntừ chối đưa quân đội tham gia liên quân.

Theo đánh giá của cựu Ngoại trưởng New Zealand Phil Goff, “chính quyền của bà Clark đã có một cách tiếp cận hợp lý và khôn ngoan. Báo cáo của Ủy ban Chilcot đã chứng minh cho việc này”.

Cựu Thủ tướng New Zealand, người đã quyết định không cử quân sang Iraq- ảnh: radionz.co.nz
Thủ tướng Helen Clark đã quyết định không điều quân sang Iraq - Ảnh: radionz.co.nz

Vềphía đương kim Thủ tướng New Zealand John Key, người lúc đó ủng hộ đưa quân sang Iraq, ôngcho biết vào năm 2001 ông tin vào thông tin Tổng thốngSaddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt nên đã ủng hộ đưa quân.

Nga mỉa mai, Iraq giữ im lặng

Năm 2003,Nga đãphản đối quyết định tấn công Iraq. Ngày 6.7,sau khi báo cáo điều tra của Ủyban Chilcot ở Anh được công bố, Ngađã lên tiếng mỉa mai quyết định đưaquân sang Iraq của liên quân.

Tối ngày 6.7, Đạisứ quán Nga tại London (Anh) viếttrên trang Twitter cho rằng cuộc chiến Iraq là cuộc chiến “bất công và đầy nguy hiểm”.

Ông Franz Klintsevich, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng - An ninh Thượng viện Nga, cho rằng Anh nên xin lỗi người dân Iraq, đền bù thiệt hại và xử lý cácquan chức đã đưa ra quyết định đem quân sang Iraq. .

Trong khi nhiều nước đã lên tiếng, giới chức lẫn giới truyền thông Iraq, nước có ít nhất 495.000 dânthường thiệt mạng trong cuộc chiến, vẫn im lặng trước báo cáo của Ủy ban Chilcot.

Khoảnh khắc tượng đài Saddam Hussein bị kéo sập- ảnh: independent.co.uk
Tượng đài Saddam Hussein bị kéo sập trong chiến tranh Iraq - Ảnh: independent.co.uk

Để ra được kết quả điều tra, 14 thành viên của Ủy ban Chilcot đã phỏng vấn 129 nhân chứng, thu thập 150.000 tài liệu và chi đến hơn 10 triệu bảng Anh.

Cẩm Bình
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ, Úc bảo vệ quyết định đưa quân sang Iraq, Nga mỉa mai còn Iraq im lặng