Theo ông Tom Rose, trợ lý hàng đầu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Mỹ và Nhật Bản cần "gõ búa" ban hành những quy định mới trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, vì Mỹ muốn cân bằng quan hệ kinh tế song phương.

Mỹ và Nhật Bản nên ban hành các quy định thương mại mới

Cẩm Bình | 29/10/2017, 19:42

Theo ông Tom Rose, trợ lý hàng đầu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Mỹ và Nhật Bản cần "gõ búa" ban hành những quy định mới trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, vì Mỹ muốn cân bằng quan hệ kinh tế song phương.

Phát biểu này được ông Rose đưa ra trong diễn đàn đối thoại Phú Sĩ Sơn, quy tụ những nhân vật có ảnh hưởng trong giới doanh nghiệp và giới chính trị hai nước Mỹ và Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cũng tham dự, Nikkei Asian Review cho biết.

Theo ông Rose, đặt ra các quy định thương mại và đầu tư mới là cần thiết để Mỹ và Nhật Bản có được mối quan hệ kinh tế cân bằng hơn.

Ông Rose thừa nhận hệ thống thuế phức tạp của Mỹ là vật cản cho hoạt động đầu tư, do đó ông cho biếtchính quyền Tổng thống Trump sẽ thực hiện cải cách thuế và bãi bỏ bớt quy định.

Theo trang The Japan Times, quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật tuy đang không ngừng phát triển nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trong năm 2016, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Nhật đã đạt đến 68,94 tỉUSD trong năm 2016, đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc.

Các thủ tục kiểm tra đối với xe hơi nhập khẩu, được xem là một trong những nhân tố lớn nhất dẫn tới thâm hụt thương mại của Mỹ với nước này.

Trong năm 2016, Nhật Bản đã xuất khẩu 1,75 triệu chiếc sang Mỹ, trong khi chỉ nhập chưa đầy 20.000 chiếc. Trước tình trạng này, ông Trump từng dọa sẽ tăng thuế nhập khẩu ô tô Nhật Bản từ 2,5% lên đến 38%.

Ngoài ra, Mỹ cũng nhiều lần chỉ trích chuyện Nhật bảo hộ thị trường nông nghiệp và thịt gia súc, theo hãng tin Kyodo News.

Nikkei Asian Review dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho biết phía Mỹ đã chính thức đề cập đến chuyện khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại tự do song phương (FTA) trong vòng thứ hai của đối thoại kinh tế Nhật - Mỹ diễn ra tại Washington ngày 16.10. Vấn đề này không được đề cập trong vòng đối thoại thứ nhất vào tháng 4.

Cũng theo quan chức này, Nhật vẫn chưa tham gia đàm phán FTA ngay tức khắc vì sợ phía Mỹ yêu cầu mở cửa thị trường nông nghiệp và thịt gia súc.

Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh nếu nổ ra xung đột ở bán đảo Triều Tiên

Về vấn đề an ninh, ông Rose cho biết Mỹ sẽ tiếp tục triển khai các thiết bị quân sự tiên tiến nhất đến Nhật. Trả lời Nikkei Asian Review sau diễn đàn, ông khẳng định Mỹ sẽ không bao giờ công nhận CHDCND Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân.

Cũng theo ông Rose, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên có được giải quyết một cách hòa bình hay không đều tùy thuộc vào chính quyền lãnh đạoKim Jong-un.

Ông Rose nhấn mạnh trong trường hợp xung đột nổ ra trên báo đảo Triều Tiên, Mỹ sẽ bảo vệ hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vấn đề Triều Tiên cũng được Bộ trưởng Onodera nhắc đến. Ông cho rằng thời hạn tìm cách giải quyết chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng đang cạn dần, nếu nước này không thay đổi đường lối thì tình hình trong vài tháng tới sẽ càng thêm căng thẳng.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera - Ảnh: Nikkei Asian Review

Cũng theo ông Onodera, nếu nỗ lực ngoại giao sắp tới của Tổng thống Trump - chuyến công du châu Á vào tháng 11 -không đem lại hiệu quả thì tình hình Triều Tiên sẽ càng tệ hơn.

Cẩm Bình (theo Nikkei Asian Review, The Japan Times)
Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và Nhật Bản nên ban hành các quy định thương mại mới