Những ngày qua, trời nắng nóng và nhiệt độ tăng cao khiến không chỉ người lớn mà trẻ em cũng nhập viện nhiều do thời tiết nắng gay gắt.

Nắng nóng kéo dài, nhiều trẻ em nhập viện về đường hô hấp

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 21/05/2023, 21:00

Những ngày qua, trời nắng nóng và nhiệt độ tăng cao khiến không chỉ người lớn mà trẻ em cũng nhập viện nhiều do thời tiết nắng gay gắt.

Nhiều trẻ em ngất xỉu, nhập viện do thời tiết nắng nóng kéo dài

Hơn 1 tuần qua, thời tiết nắng nóng khiến nhiều trẻ em nhập viện với các bệnh lý như chân tay miệng, chốc lở, nổi mề đay, viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản... hoặc về đường tiêu hóa.

Ghi nhận tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng bệnh nhân điều trị tăng cao khiến các khoa hầu như kín giường bệnh, phải ghép thêm giường hoặc mượn phòng của các khoa khác, phòng của các y tá để điều trị cho các bệnh nhân. Ths.Bs Trương Thị Vinh – Trưởng khoa khám bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, những ngày qua bệnh viện gần như quá tải vì số lượng người nhà đưa bệnh nhân đến khám bệnh quá đông.

Nhiều trẻ em nhập viện do thời tiết nắng nóng kéo dài, vi khuẩn phát triển mạnh trong khi sức đề kháng của trẻ bị giảm. Trẻ em bị thiếu nước, tiêu tốn nhiều năng lượng do bài tiết mồ hôi, điều hòa thân nhiệt nên dễ bị cảm cúm, sốt, các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa. Nhiều trẻ em cũng bị say nắng do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao nhiều trẻ bị sốc nhiệt dẫn đến ốm nặng và ngất xỉu.

tiem-tre-em.jpg
Trẻ nhập viện tăng do thời tiết nắng nóng

Những ngày nắng nóng, phụ huynh nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi; Không nên cho trẻ vận động ở cường độ cao và liên tục quá 2 giờ đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện, vận động và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bú mẹ nhiều lần, rẻ từ 6 tháng trở lên có thể cho uống thêm nước đun sôi để nguội sao cho trẻ đi tiểu ít nhất từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng nhắc nhở con uống nước thường xuyên, tránh để trẻ bị mất nước. Bố mẹ cần bình tĩnh khi trẻ bị ngất xỉu do nắng nóng hoặc say nắng.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, nếu trẻ bị say nắng, say nóng, bố mẹ cần bình tĩnh để có cách xử trí kịp thời. Lưu ý, trong các trường hợp say nắng, say nóng uống hạ sốt như Ibuprofen hoặc Paracetamol cũng không làm trẻ hạ sốt. Nếu bé hôn mê, gọi hỗ trợ và hồi sức tim phổi ngay. Nếu bé còn tỉnh, cho bé uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn. Liên tục theo dõi thân nhiệt tim phổi của bé trong khi đợi bác sĩ và xe cấp cứu.

Các bác sĩ nêu rõ, người già và trẻ nhỏ là những đối tượng thích nghi kém với môi trường, vào những ngày nắng nóng không nên đi ra ngoài trời để đề phòng sốc nhiệt - say nắng… Khi bị sốc nhiệt, cơ thể giảm khả năng thanh thải nhiệt, gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Phòng tránh say nắng, bệnh hô hấp cho trẻ em trong mùa hè

Để phòng tránh trẻ bị say nắng, các bệnh về đường hô hấp cho trẻ em trong mùa hè, các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, các bậc phụ huynh hãy lưu ý phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nơi ở và học tập của trẻ cần được dọn dẹp thoáng mát, sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn nhiều lần trong ngày; đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

viem-gan.jpg
Để phòng các bệnh về đường hô hấp trong thời tiết nắng nóng, phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ

Thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Khi thấy con có triệu chứng như ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ hoặc sốt tăng dần lên, cha mẹ nên cho trẻ ở nhà, vệ sinh sạch sẽ, uống nước ấm để trẻ được thông thoáng đường thở; cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt hơn 38,5 độ C; không tự ý cho trẻ uống kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ có triệu chứng bệnh tăng lên, như ho tăng, sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không giảm và triệu chứng khò khè tăng, gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, có nhiều trẻ bị ngất xỉu, mệt lả cũng do tình trạng hay gặp trong mùa hè là mất nước, mất thể lực. Vì vậy, cha mẹ cũng cần chú ý, khi trẻ có các triệu chứng: da lạnh, nhợt nhạt; ra mồ hôi; hoa mắt; ngất; yếu mệt cần sơ cứu ngay cho trẻ là đặt trẻ nơi khô thoáng, cho trẻ uống nước mát hạ nhiệt độ và gọi các bác sĩ.

Cần bổ sung dinh dưỡng và vitamin đầy đủ cho trẻ để tăng sức đề kháng và sức khỏe. Trang bị đầy đủ mũ, quần áo, kính mắt, khẩu trang hoặc che chắn cẩn thận cho trẻ trước khi đi ra ngoài trời nắng. Nếu cho trẻ đi ô tô, tuyệt đối không để trẻ 1 mình trên xe. Khi đỗ, cần chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào xe gây tăng nhiệt độ.

Dự báo, thời tiết vẫn còn nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao. Người dân cần đảm bảo chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, vệ sinh cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh cần đứa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Tránh tự ý sử dụng thuốc tại nhà gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ và khó khăn cho điều trị.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nắng nóng kéo dài, nhiều trẻ em nhập viện về đường hô hấp