Mảnh thiên thạch nhỏ do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London lưu giữ sẽ được robot Perseverance của NASA đưa trở lại hành tinh đỏ vào cuối tháng này.

NASA đưa thiên thạch 600.000 năm trở lại sao Hỏa

27/07/2020, 13:58

Mảnh thiên thạch nhỏ do Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London lưu giữ sẽ được robot Perseverance của NASA đưa trở lại hành tinh đỏ vào cuối tháng này.

Robot Perseverance có sứ mệnh tìm kiếm dấu vết sự sống trên sao Hỏa - Ảnh: NASA

>> NASA đưa robot lên sao Hỏa, dọn đường cho các phi hành gia trong tương lai

>> Video với độ phân giải 4K đầu tiên về bề mặt sao Hỏa

>> Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ thăm dò sao Hỏa

Tên lửa Atlas V sẽ mang robot Perseverance rời bệ phóng tại căn cứ không quân Cape Canaveral, bang Florida vào thứ Năm 30.7. Perseverance sẽ mang theo một mảnh thiên thạch nhỏ và dự kiến hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 18.2.2021 sau hành trình kéo dài 7 tháng.

Các nhà khoa học cho rằng viên đá mà Perseverance sắp mang theo bắt nguồn từ sao Hỏa. Một tiểu hành tinh hoặc sao chổi có thể đã đâm vào sao Hỏa khoảng 600.000 - 700.000 năm trước, khiến các mảnh vụn văng vào không gian. Một trong những mảnh đá này lơ lửng trong hệ Mặt trời và cuối cùng rơi xuống Trái đất. Các nhà khoa học phát hiện nó tại Oman vào năm 1999, đặt tên là Sayh al Uhaymir 008 (SAU 008) và chuyển đến bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London.

"Những bong bóng khí tí hon bên trong mảnh thiên thạch có thành phần cấu tạo giống với bầu khí quyển của sao Hỏa. Vì thế, chúng tôi biết nó đến từ hành tinh đỏ", giáo sư Caroline Smith tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London nói.

Các kỹ sư không gian cho biết, mảnh thiên thạch sẽ được dùng để hiệu chỉnh các máy dò trên robot Perseverance để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trên hành tinh đỏ, giúp các phát hiện của robot này trở nên chính xác hơn.

Trong số các thiết bị được trang bị cho Perseverance, có một loại laser có độ chính xác cao gọi là Sherloc, được sử dụng để giải mã thành phần hóa học của đất đá trên sao Hỏa và xác định xem chúng có thể chứa chất hữu cơ hay không. Đây là dấu hiệu cho thấy sự sống đã hoặc đang tồn tại trên sao Hỏa.

"Chúng tôi đặc biệt chọn mảnh thiên thạch này để gửi đi vì nó phù hợp về mặt hóa học, đồng thời cũng là viên đá cực kỳ bền. SAU 008 sẽ giúp việc phân tích thành phần hóa học của đất đá trên sao Hỏa có độ chính xác tối đa", giáo sư Smith chia sẻ thêm.

Sau khi thu thập các mẫu đất đá, nước và không khí, robot tự hành Perseverance sẽ niêm phong các mẫu này và để lại trên bề mặt sao Hỏa. Một sứ mệnh khác vào năm 2026 của NASA sẽ đưa các mẫu này về lại Trái đất để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Không chỉ phóng các robot lên sao Hỏa, NASA còn đặt mục tiêu dài hạn là đưa tàu chở người tới hành tinh đỏ vào những năm 2030.

Long Hải (theo The Guardian)

Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Thời gian và nguồn lực có hạn, làm việc nào cần dứt điểm việc đó
“Làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó trong bối cảnh công việc nhiều, yêu cầu cao, thời gian và nguồn lực có hạn”, Thủ tướng nói.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NASA đưa thiên thạch 600.000 năm trở lại sao Hỏa