Theo 3 nhà phân tích, Nga có thể đáp trả việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được viện trợ tấn công sâu vào lãnh thổ nước này bằng cách tấn công tài sản quân sự Anh, thậm chí tiến hành thử vũ khí hạt nhân.
Góc nhìn

Nga có thể thử vũ khí hạt nhân nếu phương Tây dỡ bỏ hạn chế về vũ khí viện trợ Ukraine

Cẩm Bình 15/09/2024 14:37

Theo 3 nhà phân tích, Nga có thể đáp trả việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được viện trợ tấn công sâu vào lãnh thổ nước này bằng cách tấn công tài sản quân sự Anh, thậm chí tiến hành thử vũ khí hạt nhân.

Thủ tướng Anh Keir Starmer cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hội đàm tại Washington quanh vấn đề dỡ bỏ hạn chế về vũ khí viện trợ Ukraine, đặc biệt là vũ khí tầm xa như tên lửa ATACMS hay Storm Shadow. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo rõ ràng động thái như vậy tương đương với việc khơi mào chiến tranh giữa NATO với Nga, nên Moscow phải phản ứng thích đáng.

screenshot-2024-09-15-133645.png

Chuyên gia quân sự Ulrich Kuehn (Viện Nghiên cứu hòa bình và chính sách an ninh) không loại trừ khả năng ông Putin gửi “thông điệp hạt nhân”, chẳng hạn thử vũ khí hạt nhân, hòng đe dọa phương Tây.

Nga không thực hiện vụ thử nào từ năm 1990 cho đến nay. Quyết định thử vũ khí nhân sẽ báo hiệu sự khởi đầu một kỷ nguyên nguy hiểm, theo chuyên gia Kuehn.

Chuyên gia an ninh Gerhard Mangott (Đại học Innsbruck) có cùng quan điểm: “Họ đã chuẩn bị đầy đủ. Nga có thể cho nổ một vũ khí hạt nhân chiến thật ở đâu đó phía đông đất nước để chứng minh họ dám dùng đến loại vũ khí này”.

Ngày 13.9 trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia tuyên bố nếu NATO cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công Nga thì sẽ trở thành bên trực tiếp tham gia hành động thù địch chống lại một cường quốc hạt nhân.

Với riêng nước Anh, cựu cố vấn Điện Kremlin Sergei Markov nhắc nhở ông Putin có thể đáp trả bằng cách đóng cửa Đại sứ quán Anh tại Moscow lẫn Đại sứ quán Nga tại London, tấn công máy bay không người lái (UAV) hoặc chiến đấu cơ Anh gần Nga (ví dụ như ngoài Biển Đen) hoặc tập kích chiến đấu cơ F-16 mang được Storm Shadow đồn trú căn cứ Anh tại Romania và Ba Lan.

Theo chuyên gia Mangott, nỗ lực vạch ra “lằn ranh đỏ” cho phương Tây trước đây của ông Putin đã thất bại. Vì vậy áp lực đáp trả mà nhà lãnh đạo Nga đang chịu ở lần đe dọa này rất lớn.

Cựu cố vấn Markov khuyến cáo chiến lược nới lỏng dần hỗ trợ cho Ukraine của phương Tây nhằm tránh khiến Nga phản ứng gay gắt sắp bị phá vỡ: “Bước đi mà phương Tây chuẩn bị thực hiện (dỡ bõ hạn chế về vũ khí viện trợ) là một bước nhỏ nhưng vượt qua “lằn ranh đỏ” buộc Nga phải đáp trả”.

Tuy nhiên theo chuyên gia Kuehn, Nga còn lựa chọn ít mạnh mẽ hơn là tăng cường tấn công hạ tầng dân sự Ukraine hoặc triển khai hoạt động phá hoại ở châu Âu hoặc Mỹ.

Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
18 phút trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga có thể thử vũ khí hạt nhân nếu phương Tây dỡ bỏ hạn chế về vũ khí viện trợ Ukraine