Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 23.11 tuyên bố nước này không thực hiện bất kỳ sửa đổi gì với học thuyết quân sự của mình khi Mỹ có ý định rời bỏ Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF).

Nga không điều chỉnh học thuyết quân sự dù Mỹ dọa rút khỏi INF

Cẩm Bình | 24/11/2018, 16:37

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 23.11 tuyên bố nước này không thực hiện bất kỳ sửa đổi gì với học thuyết quân sự của mình khi Mỹ có ý định rời bỏ Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF).

Theo Thứ trưởng Ryabkov: “Học thuyết quân sự Nga đặt ra hai kịch bản mà chúng tôi có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Thứ nhất là khi kẻ địch dùng vũ khí hạt nhân hay loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác tấn công Nga, thứ hai là hành động xâm lăng bằng vũ khí thông thường nhưng có quy mô lớn đến nỗi đe dọa đến sự tồn vong của đất nước”.

“Rõ ràng đây hoàn toàn là kịch bản giả định và hiện học thuyết quân sự Nga không có thay đổi gì. Tuy nhiên chúng tôi sẽ thảo luận về các kịch bản thay thế khi tình hình châu Âu hoặc khu vực khác có chuyển biến mới”, Thứ trưởng Ryabkov nhấn mạnh.

Ông cũng chỉ trích lời đe dọa rút khỏi INF đem lại hiệu ứng tiêu cực: “Ý định phá vỡ thế cân bằng chiến lược khiến giới chuyên gia bắt đầu đặt nghi vấn về việc liệu hiệp ước vũ khí này có nên được duy trì hay cần điều chỉnh không. Tâm lý bất ổn đang trỗi dậy”. Thứ trưởng Ryabkov khẳng định nếu lời đe dọa thành hiện thực thì Moscow có nghĩa vụ phải phản ứng lại.

“Các chuyên gia chịu trách nhiệm lập kế hoạch quân sự cùng những nhà phân tích sẽ làm điều này vào thời điểm thích hợp. Lúc này thì chưa phải”, theo Thứ trưởng Ryabkov.

Thứ trưởng Ryabkov đưa ra phát ngôn trên sau khi đài RT hai ngày trước đưa tin một nhóm thượng nghị sĩ Nga đề xuất điều chỉnh học thuyết quân sự theo hướng cho phép nước này sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt đáp trả một cuộc tấn công bằng vũ khí siêu thanh và vũ khí quy ước chiến lược khác. Họ cho rằng sửa đổi này là cần thiết trong bối cảnh khả năng xung đột bùng phát thành chiến tranh ngày càng cao.

INF được Liên Xô và Mỹ ký năm 1987, chính thức có hiệu lực năm 1988. Nội dung chính của văn kiện này cấm các bên tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất.

Tổng thống Donald Trump vào tháng 10 tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp ước này với lý do Nga vi phạm thỏa thuận. Phía Moscow lên án ý định này đồng thời đe dọa tiến hành biện pháp đáp trả, bao gồm cả biện pháp quân sự.

Cẩm Bình (theo TASS, RT)
Bài liên quan
Nga và Iran tăng cường hợp tác quốc phòng
Reuters đưa tin ngày 17.1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian vừa ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, qua đó tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga không điều chỉnh học thuyết quân sự dù Mỹ dọa rút khỏi INF