Nghiên cứu mới phân tích sự bùng phát COVID-19 ở Brazil cho thấy mối liên hệ giữa sự lây lan của coronavirus và các đợt bùng phát sốt xuất huyết trước đây. Cụ thể là người từng bị bệnh do muỗi truyền có thể cung cấp một số mức độ miễn dịch chống lại COVID-19.
Nghiên cứu chưa được công bố do Miguel Nicolelis (Giáo sư tại Đại học Duke, Mỹ) đứng đầu và chia sẻ độc quyền với hãng tin Reuters, so sánh sự phân bố địa lý của các ca nhiễm coronavirus với sự lây lan bệnh sốt xuất huyết vào năm 2019 và 2020.
Miguel Nicolelis nhận thấy những nơi có tỷ lệ nhiễm coronavirus thấp hơn và tăng ca bệnh chậm hơn từng bùng phát dịch sốt xuất huyết dữ dội trong năm nay hoặc năm ngoái.
“Phát hiện nổi bật này làm tăng khả năng có phản ứng chéo miễn dịch giữa các type huyết thanh Flavivirus của bệnh sốt xuất huyết và SARS-CoV-2. Nếu được chứng minh là đúng, giả thuyết này có thể có nghĩa là mắc sốt xuất huyết hoặc chủng ngừa bằng vắc xin sốt xuất huyết hiệu quả và an toàn có thể tạo ra một số mức độ miễn dịch chống lại coronavirus”, nghiên cứu đề cập đến các kháng thể vi rút sốt xuất huyết và SARS-CoV-2.
Ông Miguel Nicolelis nói với Reuters rằng, kết quả đặc biệt thú vị vì các nghiên cứu trước đây chỉ ra những người có kháng thể sốt xuất huyết trong máu có thể dương tính giả với kháng thể COVID-19 ngay cả khi chưa bao giờ bị nhiễm coronavirus.
“Điều này chỉ ra rằng có một sự tương tác miễn dịch học giữa hai loại virus mà không ai có thể ngờ tới, bởi vì hai loại vi rútnày thuộc các họ hoàn toàn khác nhau”, ông Miguel Nicolelis nói và cho biết thêm rằng cần có các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh mối liên hệ.
Nghiên cứu này sẽ được gửi cho một tạp chí khoa học.
Nghiên cứu làm nổi bật mối tương quan đáng kể giữa tỷ lệ mắc bệnh, tử vong vàtăng trưởng thấp hơn của COVID-19 trong các quần thể ở Brazil, nơi cómức độ kháng thể chống lại bệnh sốt xuất huyết cao hơn.
Brazil hiện ghi nhận 4.560.083 ca mắc COVID-19, cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Ấn Độ, với 137.350 người chết và 3.887.199 trường hợp phục hồi.
Ở các bang như Parana, Santa Catarina, Rio Grande do Sul, Mato Grosso do Sul và Minas Gerais có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao vào năm ngoái và đầu năm nay, COVID-19 mất nhiều thời gian hơn để đạt được mức độ lây truyền cộng đồng cao so với các bang có ít ca sốt xuất huyết hơn như Amapa, Maranhão và Para.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ tương tự giữa bùng phát bệnh sốt xuất huyết và sự lây lan chậm hơn của COVID-19 ở các khu vực khác của Mỹ Latinh, châu Á, các đảo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Miguel Nicolelis cho biết nhóm của ông tình cờ phát hiện ra điều này trong một nghiên cứu tập trung vào việc COVID-19 đã lây lan qua Brazil như thế nào. Họ phát hiện ra rằng đường cao tốc đóng một vai trò quan trọng trong việc lây lan các ca bệnh trên khắp đất nước.
Một bước đột phá đến khi nhóm nghiên cứu so sánh sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết với coronavirus.
“Đó là một cú sốc. Đó là sự trùng hợp hoàn toàn. Trong khoa học, điều đó xảy ra, bạn đang nhắm vào một thứ và bạn bắn trúng mục tiêu chưa bao giờ tưởng tượng bắn trúng”, Miguel Nicolelis nói.
Xem thêm:330 con voi chết thảm vì vi khuẩn lam trong nước
Tổng thống Trump bác thỏa thuận của TikTok nếu Trung Quốc duy trì quyền kiểm soát
Báo Trung Quốc mỉa mai 'chính quyền Trump là hổ giấy' khi chấp nhận thỏa thuận TikTok
ByteDance bác tin Mỹ nắm giữ phần lớn TikTok Global, lý giải khoản 5 tỉ USD ông Trump muốn
ByteDance định giá TikTok ở Mỹ đến 60 tỉ USD, rõ lý do Microsoft bị từ chối
Báo Trung Quốc, Oracle, Walmart lên tiếng khi ông Trump cho TikTok đường sống ở Mỹ
Thẩm phán Mỹ ngăn lệnh xóa WeChat khỏi kho ứng dụng làm 'ông Trump thất vọng'
Ông Trump chấp nhận thỏa thuận TikTok, Oracle và Walmart, đòi 5 tỉ USD lập quỹ giáo dục
Nhiều ngôi sao rục rịch chuyển nền tảng, đối thủ nào của TikTok ở Mỹ sẽ thắng?
CEO TikTok kêu gọi Facebook, Instagram giúp chống lại lệnh cấm TikTok ở Mỹ
TikTok, WeChat bị Mỹ xóa khỏi kho ứng dụng Apple, Google: Thiếu tính năng, tụt hậu
Trả đũa Mỹ, Trung Quốc ban hành quy tắc về danh sách thực thể không đáng tin cậy
Ông Biden bác bỏ việc sắp có vắc xin COVID-19, nói người Mỹ đừng tin lời Tổng thống Trump
Nhân Hoàng