Thời gian gần đây, căn bệnh lao rất ít được người dân quan tâm, nhưng ít ai biết rằng, hiện mỗi năm tại Việt Nam căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng gấp đôi so với tai nạn giao thông, cao gấp hàng hàng trăm lần so với tử vong của bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng...

Người chết vì bệnh lao cao gấp đôi so với tai nạn giao thông

06/04/2018, 20:10

Thời gian gần đây, căn bệnh lao rất ít được người dân quan tâm, nhưng ít ai biết rằng, hiện mỗi năm tại Việt Nam căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng gấp đôi so với tai nạn giao thông, cao gấp hàng hàng trăm lần so với tử vong của bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng...

Bệnh nhân mắc bệnh lao đang điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) - Ảnh: P.V

Những con số giật mình

Theo thống kế mới nhất của tổ chức y tế thế giới, trong năm 2017 vừa qua, thế giới có 2,3 tỉ người nhiễm lao, trong số đó có 8,7 triệu người bị bệnh lao.

Tại Việt Nam, thống kê trong năm 2017 vừa qua cho thấy, cả nước có 160.000 người bị bệnh lao thì có đến 16.000 người tử vong do lao. Đó là chưa kể một số lượng lớn người nhiễm lao, bị bệnh lao mà không phát hiện dẫn đến tử vong sau này. Với số lượng người bị bệnh lao như trên đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 16 trong số 30 quốc gia có số người bệnh lao cao nhất thế giới.

Riêng TP.HCM, theo Sở Y tế TP dịch tễ bệnh lao nằm rải rác khắp nơi, nhất là các quận huyện như: quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận 8, huyện Bình Chánh... Tại huyện Bình Chánh, trong số 16 xã - thị trấn thì nơi nào cũng có dịch tễ lao, đặc biệt là bị lao kháng thuốc. Điều này có nghĩa người mắc lao ở TP.HCM đang có mặt rải rác khắp TP. Đây chính là nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, những người yếu thế, nhất là người nhiễm HIV ở TP.HCM khá cao nên việc mắc bệnh lao và chết vì lao sẽ rất cao. Tuy nhiên, hiện nay việc tầm soát thử đàm của người dân để phát hiện căn bệnh lao còn rất thấp.

Như vậy, chỉ tính riêng số bệnh nhân tử vong do lao được phát hiện trong năm 2017 vừa qua, nếu so với số người tử vong do tai nạn giao thông của cả nước trong năm qua là hơn 8.000 người thì con số tử vong do mắc bệnh lao cao gấp đôi; còn so với tử vong do bệnh sốt xuất huyết trong năm qua là 30 người thì con số này cao gấp hơn 500 lần.

Trong khi đó, việc chẩn đoán, điều trị bệnh lao hiện nay theo các chuyên gia đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trẻ em bị lao kháng thuốc ngày càng tăng. Hiện chưa có công thức và thuốc điều trị lao chuyên biệt cho trẻ em, trong khi đó thị trường lao kháng thuốc cho trẻ em còn rất nhỏ (chỉ có khả năng đáp ứng cho khoảng 5.000 bệnh nhân/năm). Ngay cả đối với lao nhạy cảm với thuốc ở trẻ em, thuốc hiện tại không phù hợp với các hướng dẫn.

Người dân vẫn còn kỳ thị bệnh lao

Chia sẻ tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại TP.HCM hôm 6.4, TS.BS Nguyễn Hữu Lân - Phó ban chỉ đạo triển khai chiến lược Quốc gia phòng chống lao TP.HCM, Giám đốc Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho rằng công tác truyền thông về căn bệnh lao còn quá hạn chế, khiến người dân không nắm bắt được thông tin để phòng, chống cũng như chủ động tầm soát thử đàm nhằm phát hiện, điều trị sớm bệnh lao; đồng thời có thái độ kỳ thị với người bị bệnh lao và cả bác sĩ điều trị bệnh lao.

“Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc bệnh lao tử vong cao cũng như gây ra những khó khăn trong công tác điều trị bệnh lao”, bác sĩ Lân nhấn mạnh.

Trong khi đó, một cán bộ phụ trách phòng chống lao - Trung tâm y tế huyện Bình Chánh (TP.HCM) thì lại đưa ra một so sánh rất thực tế: "Những căn bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng... mỗi năm cả nước tử vong vài chục trường hợp nhưng việc truyền thông cho những căn bệnh này rất phổ rộng, trong khi đó bệnh lao tử vong trong năm 2017 vừa qua lên đến 16.000 người thì truyền thông lại chưa được chú trọng".

“Tai nạn giao thông được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, nhưng nếu so tử vong do mắc bệnh lao thì tử vong do tai nạn giao thông chỉ bằng 1/2”, vị này cán bộ này nói.

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Lân, không phải ai tiếp xúc với người mắc bệnh lao cũng bị lao. Vì thực tế cho thấy chỉ có 10% người nhiễm lao chuyển sang bị bệnh lao, 90% còn lại vẫn bình thường. Nếu những người nhiễm lao phát hiện và sử dụng thuốc phòng lao INH thì tỷ lệ mắc bệnh lao do nhiễm lao rất thấp, thậm chí sẽ không bị bệnh lao.

Ngay cả những trường hợp mắc bệnh lao, nếu được điều trị đúng theo phác đồ như hiện nay đã chữa thành công 90%. Trong trường hợp bị lao kháng thuốc thì khả năng điều trị thành công là 70%. Vì hiện nay ngành y tế đã có phác đồ điều trị lao kháng thuốc và cả siêu kháng thuốc.

“Những trường hợp điều trị lao không thành công, phần lớn là do bỏ giữa chừng. Vì hiện nay, phác đồ điều trị lao là 8 tháng liên tục nên nhiều người không kiên trì, vì không ít người nghĩ có điều trị cũng không hết bệnh. Điều này rất cần các phương tiện truyền thông giúp người dân hiểu hơn về căn bệnh này”, ông Lân mong muốn và cho biết trong giai đoạn 2018 - 2020, TP.HCM sẽ đẩy mạnh sàng lọc đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân lao, nhóm người yếu thế trong xã hội; tăng cường truyền thông trong cộng đồng nhằm tăng số người thử đàm phàm hiện. Trong giai đoạn tới, TP.HCM sẽ mở rộng hoạt động phối hợp y tế công - công, công - tư, huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể và xã hội trong công tác phòng chống lao.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người chết vì bệnh lao cao gấp đôi so với tai nạn giao thông