Người dân New Caledonia sẽ bỏ phiếu vào ngày mai, Chủ nhật 4.11 để chọn liệu họ muốn ở lại hay độc lập hoàn toàn khỏi Pháp, vốn đã cai trị quần đảo nhỏ ở Thái Bình Dương kể từ thế kỷ 19.

Người dân New Caledonia trước đêm bỏ phiếu chọn độc lập khỏi Pháp

Anh Tú | 03/11/2018, 07:12

Người dân New Caledonia sẽ bỏ phiếu vào ngày mai, Chủ nhật 4.11 để chọn liệu họ muốn ở lại hay độc lập hoàn toàn khỏi Pháp, vốn đã cai trị quần đảo nhỏ ở Thái Bình Dương kể từ thế kỷ 19.

Quần đảoNew Caledonianằm cách phía đông nước Úc khoảng 2.000 km, đang khao khát quyền tự chủ nhiều hơn trong bối cảnh ngày càng gia tăng các cuộc kêu gọi đòi độc lập của người Kanak bản địa từnhững năm 1980.New Caledonia là một trong 17 vùng lãnh thổ không tự quản còn sót lại trên thế giới được Liên Hợp Quốc xác nhận,chưa thực hiện đầy đủ quyền tự quyết định của mình.

Ước tính có 174.000 cử tri đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu vào ngày maivà đây sẽ là cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về tình trạng chính trị của New Caledonia. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1987 với kết quả 98% phiếu bầu chọn ở lại Pháp do người Kanaks tẩy chay cuộc bầu cử.

Lúc này, khoảng 27% trong số 279.000 người của New Caledonia là người gốc châu Âu, chủ yếu là người gốc Pháp và 39% người bản xứ. Phần còn lại là những người di cư từ các đảo khác ở Thái Bình Dương và châu Á-Thái Bình Dương.

Trước đó, người bản địa Kanak đã có quá trình dài đấu tranh đòi độc lập do cảm thấy không hài lòng trước việc đất của ông cha bị mất dần, việc Pháp khuyến khích di dân người bản địa về chính quốc, ngay cả khi người Kanaks vật lộn trong việc học hành và tìm việc làm. Để xoa dịu người dân bản địa và các làn sóng đòi giành độc lập, người Pháp đã đàm phán hai hiệp ước lớn.

Hiệp định Matignon 1988 được thiết kế để mang lại sự phát triển công bằng hơn cho xã hội New Caledonian. Còn Hiệp ước Noumea 1998 mở đường cho việc phát triển nền tự chủ dựa trên ý tưởng "chủ quyền được chia sẻ", công nhận quyền chính trịcủa người Kanak và thiết lập thời gian biểu cho cuộc trưng cầu dân ý năm nay.

CờNew Caledonia bên cạnh cờ Pháp - Ảnh: Internet

Nhờ vậy, New Caledonia có một hội đồng địa phương đặt trụ sở tại thủ đô Nouméa, có quyền quản lý các vấn đề riêng của mình ở nhiều lãnh vực đối nội, còn Paris chỉ kiểm soát các vấn đề quốc phòng, đối ngoại và chính sách giáo dục đại học. Nhưng với những người đòi độc lập thì họ muốn hơn thế nữa.

"Về mặt phát triển kinh tế, đã có sự thay đổi", Bilo Railati, một thanh niên ủng hộ độc lập cho biết. "Nhưng chúng tôi chưa đạt được công bằng xã hội."

Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát được công bố bởi công ty nghiên cứu địa phương vào tháng 9 cho thấy 75% cử tri phản đối độc lập. Chỉ có người Kanaks thiểu số mớiủng hộ độc lập mạnh mẽ cho hòn đảo, nơi nổi tiếng về vẻ đẹp tự nhiên và quan trọng hơn là nơi nắm giữ một phần tư nguồn cung niken được biết đến trên thế giới.

Theo giới chuyên gia, Pháp đã tận dụng khoảng thời gian trong vài thập niên gần đây để thực hiện chính sách khuyến khích mọi người từ Pháp di cư đến đảo, khiến người dân bản địa trở thành thiểu số. Do vậy, số người phản đối tách khỏi Pháp cao đến như vậy.Bên cạnh đó, những người không muốn độc lập còn lo ngại về tác động kinh tế có thể xảy ra khi tuyên bố độc lập, vì Pháp sẽ giảm việc rót tiền cho hòn đảo này.

Đối với Paris thìNew Caledonia là một tài sản chiến lược, hỗ trợ vị thế của Phápnhư một cường quốc toàn cầu trong hàng hải và quân sự. New Caledonia cũng là cơ sở để Pháp có thể mở rộng ảnh hưởng địa chính trị của mình ở khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt thông qua tư cách thành viên của các tổ chức khu vực, như Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương. Đáng lo hơn là hiệu ứng donmino nếu Pháp mất New Caledonia. Ảnh hưởng tiếp theo có thể là việc Polynesia, lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp, cũng có thể bắt đầu toan tính việc đòi độc lập.

Mặc dù vậy, các chính trị gia Pháp đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nhà nước sẽ vô tư trong cuộc trưng cầu dân ý và sẽ tôn trọng kết quả. Tổng thống Pháp E. Macron hồi tháng 5 cũng từng khẳng định tương lai của New Caledonia nằm trong sự lựa chọn của các cử tri ở hòn đảo này chứ không phải là ý muốn của ông dù ông khẳng định không hề muốn New Caledonia rời xa nước Pháp.

Với quốc tế,có những lo ngại rằng Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế của một New Caledonia mới độc lập để tăng ảnh hưởng của họ ở Thái Bình Dương. Một số nhà quan sát e rằng New Caledonia mới độc lập dễ bị cuốn vào quỹ đạo của Bắc Kinh - như đã xảy ra ở quốc đảo Vanuatu lân cận.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân New Caledonia trước đêm bỏ phiếu chọn độc lập khỏi Pháp