Sau hơn 20 năm sinh sống tại thành phố San Francisco (Mỹ), Sandip Roy - một người đồng tính nam, quay trở về quê hương Ấn Độ - một quốc gia mà mọi người đều tò mò về cuộc sống của nhau và việc đàn ông sống độc thân được cho là lầm lạc.

Người đồng tính giữa Ấn Độ hiện đại

Một Thế Giới | 02/02/2015, 04:00

Sau hơn 20 năm sinh sống tại thành phố San Francisco (Mỹ), Sandip Roy - một người đồng tính nam, quay trở về quê hương Ấn Độ - một quốc gia mà mọi người đều tò mò về cuộc sống của nhau và việc đàn ông sống độc thân được cho là lầm lạc.

"Hãy quay lại với bà nhà rồi quyết định về thiết kế nhà bếp sau vậy", một chuyên gia tư vấn nội thất nói với tôi. Bất chấp việc tôi đã kiên nhẫn giải thích hết lần này đến lần khác rằng chẳng có bà nhà nào cả và tôi sẽ tự quyết định nhà bếp của mình trông như thế nào, về kiểu dáng, màu sắc và mọi thứ khác, thế nhưng anh chàng chỉ cười mỉm và nói, "Nhưng chúng tôi có thể chờ thêm vài ngày nếu ông cần ý kiến của bà".
Cuối cùng, khi anh chàng tư vấn viên nhận ra tôi thực sự không có vợ, anh ta rất kinh ngạc. Tôi không biết điều gì khiến anh ta "sốc" hơn - việc một người đàn ông tự quyết định thiết kế bếp, hay việc tôi sống một mình, hay việc một người đàn ông sống một mình mà lại cần nhà bếp. 
Khi vừa tốt nghiệp và di dân đến Mỹ, tôi đã không thể chờ được để có thể sống một mình. Ý tưởng về một nơi mà không ai biết đến tên bạn vô cùng tuyệt vời.
Khi trở về Ấn Độ sau hơn 20 năm sống ở Mỹ, nhiều bạn bè của tôi đã khá ngạc nhiên. "Sao cậu có thể sống được chứ?", họ không giấu được lo lắng. Quãng thời gian ở San Francisco có thể thay đổi bạn hoàn toàn. Làm sao tôi có thể điều chỉnh cuộc sống của mình tại một thành phố mà không hề có cải Thụy Sĩ đã biến đổi di truyền, bánh quesadilla giữa đêm hay các quán bar đồng tính?
"Ở Ấn Độ có người đồng tính không?", nhiều người bạn Mỹ tốt bụng  đã hỏi tôi như vậy.
An Do, dong tinh
Kolkata có cuộc diễu hành tự hào đồng tính đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1999. Nhưng không, ở đó không có quán bar đồng tính dù cũng có những quán chỉ dành riêng cho nam giới. Hôn nhân đồng giới cũng chẳng được thị trưởng ký giấy phép. Tôi hiểu rõ sự khác biệt đó. Hàng xóm ở San Francisco chỉ quan tâm việc của mình. Hàng xóm ở Ấn Độ chỉ quan tâm đến việc của bạn.
Trong khi phong trào đồng tính ở Mỹ tập trung vào bình đẳng hôn nhân thì ở Ấn Độ, phong trào phải chiến đấu chống lại luật bảo thủ từ thời Victoria mặc dù người Anh đã rút khỏi đây từ lâu. Ấn Độ đã thay đổi khá nhiều trong thập kỷ qua nếu xét về các vấn đề đồng tính trên truyền thông nhưng làn khói "Không hỏi - không kể" vẫn còn bao trùm các vấn đề giới tính khác.
Nhưng tôi đã không lường trước việc khó khăn khi phải sống độc thân, đặc biệt là khi sống độc thân xa gia đình tự nguyện. Đó là điều được cho là bất bình thường. Và tôi đã phải nhiều lần vất vả để nhắc đi nhắc lại là tôi chẳng có "bà nhà" nào cả. Nhân viên ngân hàng của tôi muốn biết liệu "bà nhà" có cần mở tài khoản mới không. Nhân viên lắp hệ thống lọc nước khẳng định là dù tôi không có ở nhà, anh ta cũng có thể lắp đặt khi chỉ có "bà nhà" ở nhà. 
Ngay cả biển báo giao thông gần căn hộ của tôi cũng không ngừng nhắc nhở: "Hãy qua đường cẩn thận. Nhớ rằng ở nhà vẫn đang có người chờ bạn về". Nó chẳng khác nào khiến bạn nghĩ nếu bạn đi về ngôi nhà trống thì thôi cứ nhảy đại ra đường và làm mồi cho chiếc xe bus bất cẩn nào đó. Rồi mọi bộ phim truyền hình đều dường như chỉ nói về các đại gia đình với ít nhất là ba cậu con trai và các cô vợ của họ, sống và mâu thuẫn với nhau dưới một mái nhà bên cạnh các bà cô góa bụa xấu tính.
Không kết hôn đồng nghĩ với việc không biết được trách nhiệm của một người lớn. việc có một đứa con không kết hôn cũng là thất bại lớn nhất của các bậc cha mẹ.  
Bạn bè, họ hàng luôn nựng má tôi như thể tôi là một thằng nhóc chứ không phải một người đàn ông trung niên. Các bà cô lo lắng không biết tôi tự nấu nướng thế nào mà quên rằng tôi đã tự lo cho mình hơn 20 năm ở Mỹ. 
Càng ngày càng có nhiều người chọn sống độc thân trên thế giới này. Bạn có thể gọi đó là sự tan vỡ của xã hội. Hay cũng có thể nói đó là hậu quả của Internet. Theo một nghiên cứu năm 2011, có đến 10.300.000 người Ấn sống độc thân. Trong năm 2001, chỉ 30% những người sống một mình là trên 60 tuổi. Giờ thì con số đó đã tăng đến 50%. Theo một nghiên cứu khác vào năm 2012, các quốc gia có các hộ gia đình một người đang phát triển mạnh mẽ nhất ở Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ.  
Các số liệu này rõ ràng là chưa thể lần mò được đến cửa hàng thiết kế bếp của tôi ở Kolkata. Đây vẫn chưa là một xã hội để sống một mình. Sống một mình đồng nghĩa với việc cả ngày ngồi chờ anh thợ gỗ hứa đến lúc 9 giờ mà 11 giờ rồi vẫn không thấy đâu. Người đưa thư đến giao đủ ba lần một ngày các loại giấy tờ như hóa đơn điện thoại, tạp chí, thư mời đến các buổi triễn lảm nữ trang. Mọi người đều cho rằng sẽ có ai đó ngồi nhà suốt ngày và chờ trả lời chuông cửa,
Điều này khiến tôi tự hỏi liệu người Ấn Độ sẽ kinh hoàng hơn với quyền bình đẳng hôn nhân hay với quyền cá nhân, quyền tự thể hiện. Các ý kiến về quyền đồng tính xoay quay vấn đề quyền riêng tư của cá nhân trưởng thành. Chẳng ai để ý đến vấn đề hôn nhân. "Come out" ở Ấn Độ dường như chỉ về vấn đề hôn nhân. Thật vậy, có lẽ câu "come out" chuẩn nhất vẫn là: "Bố, mẹ, con không nghĩ là con sẽ kết hôn đâu".
Khi hôn nhân đồng giới đang dần trở thành vấn đề chung trên toàn thế giới, câu "come out" đó không tránh khỏi tính lỗi thời. Ấn Độ có thể là một quốc gia bảo thủ nhưng nếu đất nước này chỉ hiểu rõ duy nhất một việc thì việc đó phải là hôn nhân. Nó sẽ bao trùm lên cả hôn nhân đồng giới vào một ngày nào đó. Ít ra thì anh ta cũng kết hôn với một ai đó, cám ơn trời!  
Tôi tưởng tượng một ngày nào đó, một quảng cáo trên báo Chủ nhật về các trang web hôn nhân như Shaadi.com sẽ viết rằng: “Một gia đình Hindu danh giá tại Kolkata mời gọi các đối tượng phù hợp cho con trai chúng tôi, 32 tuổi, cao 1m8, MBA, chuyên gia công ty Fortune 500. Các chú rể mong muốn có thể hồi đáp với đầy đủ thông tin cá nhân và hình ảnh. Phải là người có học thức, dưới 30 tuổi, không phân biệt giai cấp".
Hãy chờ đón cuộc hôn nhân đồng tính được xếp đặt đầu tiên. Biết đâu khi đó anh chàng tư vấn thiết kế bếp sẽ nói với một nụ cười thấu hiểu rằng, "Không có bà nhà à? Còn ông nhà thì sao?".
Toàn Tăng (Theo Telegraph)
Bài liên quan
Foxconn bỏ tiêu chí hôn nhân, giới tính trong tuyển dụng công nhân ở Ấn Độ
Theo Reuters, Foxconn - nhà cung cấp hàng đầu của Apple - đã bỏ tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hôn nhân, thậm chí cả tên của tập đoàn Đài Loan này ra khỏi tin tuyển dụng công nhân lắp ráp iPhone tại Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người đồng tính giữa Ấn Độ hiện đại