Cây viết bình luận Max Boot trên The Washington Post hôm qua đã có bài viết cho rằng Trật tự thế giới theo luật chơi của Mỹ đang bị Nga thách thức. Do đó, Mỹ phải đẩy mạnh việc viện trợ cho Ukraine.

Người Mỹ thừa nhận: Trật tự thế giới theo luật chơi của Mỹ đã bị Nga thách thức ở Ukraine

Anh Tú (dịch) | 22/06/2022, 06:50

Cây viết bình luận Max Boot trên The Washington Post hôm qua đã có bài viết cho rằng Trật tự thế giới theo luật chơi của Mỹ đang bị Nga thách thức. Do đó, Mỹ phải đẩy mạnh việc viện trợ cho Ukraine.

my-nga.jpg
Mỹ không thể ngủ yên vì tiếng bước chân Nga - Ảnh: Telegraph (Anh)

Hỗ trợ quân sự của nước Mỹ cho Ukraine là tốt - nhưng không đủ. Một phần là do lỗi khái niệm mà nước Mỹ tiếp tục mắc phải. Mỹ tiếp tục nghĩ rằng đó là cuộc chiến của họ (Ukraine). Phương Tây nên hiểu rằng đây là cuộc chiến của chính mình - và hành động theo cách đó.

Nga không chỉ tấn công một quốc gia. Nga đang tấn công chính nền tảng của trật tự quốc tế dựa trên luật chơi mà Mỹ và các đồng minh đã xây dựng kể từ năm 1945. Nếu Nga bất chấp phương Tây để tiếp tục thái độ hiện giờ, điều đó sẽ gửi một tín hiệu đến các nhà nước tương tự trên toàn thế giới rằng họ có thể làm những gì họ muốn và rằng phương Tây quá yếu để ngăn chặn họ. Hãy phải chú ý Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn coi các nước cộng hòa Baltic thành viên NATO, giống như Ukraine, là một phần của Đế chế Nga vào nhiều thời điểm khác nhau trong lịch sử. Hãy chú ý Trung Quốc luôn nhắm vào Đài Loan. Một cuộc tấn công vào Baltic hoặc Đài Loan sẽ có khả năng lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột có thể dễ dàng dẫn đến Thế chiến III.

Cách tốt nhất để giữ hòa bình (cho phương Tây) là giúp Ukraine đẩy lui quân Nga với những tổn thất nặng nề. Điều đó sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ không chỉ cho Tổng thống Putin mà còn cho các nhà lãnh đạo kiểu như vậy trên hành tinh: Đừng giỡn mặt với phương Tây. Nhưng đó không phải là những gì nước Mỹ đang làm. Nước Mỹ chỉ đang cung cấp cho người Ukraine vũ khí vừa đủ để tránh thất bại - nhưng không đủ để giành chiến thắng. Người Ukraine bị pháo kích với tỷ lệ 1 chọi 10 trong trận chiến quan trọng đang diễn ra ở khu vực phía đông Donbas. Điều đó không thể nuốt trôi được.

Nước Mỹ sẽ không keo kiệt như vậy nếu quân đội họ ở tiền tuyến. Theo Dự án Chi phí Chiến tranh của Đại học Brown, kể từ ngày 11.9.2001, Mỹ đã chi hơn 3 nghìn tỉ USD cho cuộc chiến chống khủng bố, gồm cả các cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan. (Con số đó không tính thêm hàng nghìn tỉ USD cho việc chăm sóc các cựu chiến binh và bảo vệ lãnh thổ bản địa). Tính ra trung bình là 12 tỉ USD mỗi tháng trong gần 21 năm.

Để so sánh, kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24.2, Mỹ chỉ cam kết hỗ trợ an ninh 5,6 tỉ USD, với đợt gần nhất là 1 tỉ USD được công bố vào tuần trước. Đó là một số tiền khủng khiếp nếu tính theo viện trợ nước ngoài, nhưng chỉ là một khoản tiền nhỏ so với những gì chúng ta chi cho các cuộc chiến của chính mình. Nếu đây là một cuộc xung đột của Mỹ, chúng ta có thể đã chi 48 tỉ USD trở lên kể từ tháng 2.

Đó gần như là một sự khác biệt về số lượng, giúp giải thích tại sao các gói viện trợ của nước Mỹ lại thiếu hụt so với những gì người Ukraine đang yêu cầu. Một cố vấn hàng đầu của Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng để có đủ “vũ khí hạng nặng” chống lại đối phương, Ukraine cần 1.000 pháo cỡ nòng 155mm, 300 hệ thống tên lửa phóng hàng loạt, 500 xe tăng, 2.000 xe bọc thép và 1.000 máy bay không người lái. Cho đến nay, Mỹ đã cam kết gửi 126 pháo cỡ 155mm, 4 Hệ thống Tên lửa Cơ động Cao, 200 Xe bọc thép và 121 Máy bay không người lái Phoenix Ghost. Các nước đồng minh phương Tây khác cũng có một số đóng góp quan trọng nhưng nếu kết hợp lại với nhau, con số đó là chưa đủ.

Mỹ đã hoàn toàn không cung cấp bất kỳ xe tăng hoặc máy bay nào. Chính quyền Biden không chỉ không gửi máy bay chiến đấu F-16 hoặc máy bay tấn công mặt đất A-10 mà còn từ chối tạo điều kiện chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 từ Ba Lan. Trung tướng Không quân đã nghỉ hưu David Deptula nói rằng Mỹ có hơn 200 máy bay không người lái MQ-1C Grey Eagle trong kho có thể chuyển đến ngay Ukraine. Được trang bị tên lửa Hellfire, những chiếc máy bay không người lái này có thể giúp lật ngược tình thế ở Donbas. Nhưng chính quyền Biden cho đến nay vẫn chưa cử một “chú Đại bàng xám” nào tới.

Tướng Mark A. Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cho biết: “Chúng tôi đang hỗ trợ quân đội Ukraine nhanh nhất có thể về mặt con người. Điều đó đơn giản là không đúng. Bạn có thể đặt cược với tất cả các loại tiền điện tử trên thế giới rằng nếu Mỹ mất tới 100 binh sĩ mỗi ngày trong trận chiến (những tổn thất mà người Mỹ chưa từng chịu cao đến thế kể từ Thế chiến II), chúng ta sẽ ném thêm rất nhiều sức mạnh không quân, xe bọc thép và pháo vào trận chiến. Chúng ta sẽ không nói với quân đội của mình rằng: "Chúc may mắn. Chơi hết mình nhé". Nhưng về cơ bản đó là những gì nước Mỹ đang nói với người Ukraine. Mạng sống của người Ukraine có ít quan trọng hơn mạng sống của người Mỹ không? Đáng ra không nên thế.

Chính quyền Biden và những người bảo vệ luận điểm đó có nhiều lý do để không làm nhiều hơn nữa: Nước Mỹ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Nga. Tình hình không nghiêm trọng như những gì người Ukraine tuyên bố. Họ không thể đón nhận quá nhiều thiết bị quá nhanh như thế. Đơn giản là người Nga sẽ phá hủy hoặc chiếm lấy hệ thống của chúng ta. Nước Mỹ có số lượng dự trữ hạn chế. Cần có thời gian để di chuyển vũ khí hạng nặng và thiết lập đường tiếp tế cho chúng. Mặc dù người Mỹ không thể so sánh với người Nga về số lượng, nhưng thiết bị của ta có chất lượng cao hơn – nên ta không cần phải giao với số lượng mà người Ukraine đòi hỏi... Và rất nhiều lý do kiểu như thế.

Hầu hết những giải thích này đều có giá trị, nhưng không giải thích nào thực sự đầy đủ để giải thích cho việc nước Mỹ không thể làm được nhiều hơn thế. Các nhà hoạch định chính sách nên liên tục tự chất vấn: "Chúng ta sẽ làm gì nếu GIs (lính thủy đánh bộ) thiệt mạng ở Donbas?" và hành động phù hợp. Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tấn công trực tiếp vào Nga. Điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta nên cung cấp cho Ukraine các nguồn lực để giành phần thắng trong cuộc chiến mà Nga đang tiến hành để chống lại toàn bộ phương Tây.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Mỹ thừa nhận: Trật tự thế giới theo luật chơi của Mỹ đã bị Nga thách thức ở Ukraine