Bà Thái Anh Văn đã hạ lệnh cho lực lượng phòng vệ Đài Loan quyết liệt xua đuổi bất cứ máy bay chiến đấu nào vượt ranh giới phân cách hai bờ.

Nhà lãnh đạo Đài Loan quyết đuổi máy bay Trung Quốc

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282 - 060113793980 | 02/04/2019, 16:08

Bà Thái Anh Văn đã hạ lệnh cho lực lượng phòng vệ Đài Loan quyết liệt xua đuổi bất cứ máy bay chiến đấu nào vượt ranh giới phân cách hai bờ.

Ngày 31.3, hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay qua ranh giới phân cách rồi xâm nhập không phận tây nam hòn đảo tự trị trong khoảng 10 phút, bất chấp cảnh báo cũng như máy bay ngăn chặn.

Nữ lãnh đạo Thái lên án đây là hành động thay đổi hiện trạng hai bờ một cách đơn phương, công khai thách thức an ninh khu vực. Bà phản đối và nhắc nhở phía chính quyền Bắc Kinh không khiêu khích, không làm chuyện gây bất ổn, không mưu đồ phá vỡ hiện trạng.

Cũng theo nữ lãnh đạo, vì để bảo vệ sự lựa chọn lẫn quyền sinh sống tự do - dân chủ của người dân Đài Loan nên bà ra quân lệnh quyết liệt xua đuổi bất cứ đối tượng nào cố ý gây hấn bằng cách vượt ranh giới phân cách.

Bà Thái thông báo đã hạ lệnh quyết liệt xua đuổi bất cứ máy bay chiến đấu nào vượt ranh giới phân cách – Ảnh: Facebook

Một số nhà phân tích vẫn chờ xem phía chính quyền Bắc Kinh phản ứng ra sao, nhưng tuyên bố cứng rắn từ nữ lãnh đạo Thái đã củng cố thêm lo ngại động thái điều J-11 bay qua ranh giới tạo ra thêm điểm nóng mới trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ.

Theo nhà nghiên cứu Yết Trọng thuộc tổ chức National Policy Foundation (Đài Bắc): “Rủi ro này có thật. Tuy vậy tôi tin lực lượng phòng vệ Đài Loan có quy trình đối phó máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận đúng tiêu chuẩn”.

Nhà nghiên cứu Yết còn cho rằng nữ lãnh đạo Thái nên biết phản ứng mạnh mẽ đem đến nguy cơ làm leo thang căng thẳng, nhưng bà phải tỏ thái độ giận dữ nhằm lấy lòng cử tri cho bầu cử năm sau.

Đường phân cách hai bờ (sọc xanh) - Ảnh: Taiwan Today

Chuyên gia quan hệ quốc tế Đổng Tư Kỳ thuộc tổ chức Taiwan Thinktank lại nhận định: “Máy bay Trung Quốc cũng từng xâm phạm vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc với Nhật Bản. Chuyện xảy ra hôm 31.3 nhằm mục đích phản đối hiện diện của Mỹ ở Ấn Độ- Thái Bình Dương, đồng thời cho thấy giới lãnh đạo Bắc Kinh chẳng còn quan tâm Đài Loan phản ứng thế nào nữa. Họ từng e ngại hành động xâm phạm làm gia tăng phẫn nộ, giúp phe đòi độc lập tăng cơ hội chiến thắng bầu cử 2020”.

Giáo sư Ngô Kiến Trung đến từ đại học Kỹ thuật hải dương Đài Bắc lưu ý: “Chúng ta hãy theo dõi xem liệu Mỹ có điều tàu qua eo biển Đài Loan vào ngày 24.4 như đã thực hiện hằng tháng trước đó (24.1, 24.2, 24.3) không, và Trung Quốc đáp trả hay không đáp trả”.

Còn giáo sư Phạm Thế Bình khuyến cáo: “Hoạt động như vậy có thể trở nên lớn và thường xuyên hơn khi Mỹ tiếp tục chính sách an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương. Họ rồi sẽ xâm nhập không phận huyện đảo Bành Hồ (thuộc Đài Loan). Tôi lo lắng Mỹ trả đũa bằng hành động mạnh mẽ hơn để thể hiện sự ủng hộ với chính quyền Thái”.

Nhà bình luận Tống Trung Bình khẳng định điều J-11 bay qua ranh giới hai bờ là động thái đáp trả chuyện Mỹ đưa tàu qua eo biển Đài Loan.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà lãnh đạo Đài Loan quyết đuổi máy bay Trung Quốc