Là một người đã từng sống ở cả Nhật Bản và Trung Quốc, tôi thường được hỏi về sự khác biệt giữa hai dân tộc. Có rất nhiều.
Người Trung Quốc thẳng thắn và thích trò chuyện, trong khi người Nhật lại rất tinh tế và chừng mực. Đối với tôi, điều ấn tượng nhất lại là sự khác biệt tương đối đơn giản: Trong khi người Nhật có xu hướng thích uống lạnh, thì người Trung Quốc lại luôn uống nóng.
Trong chuyến đi gần đây từ Tokyo đến Bắc Kinh, sau khi đi tham quan, tôi đã rất vất vả để tìm được một nhà hàng có bán đồ uống lạnh. Việc mua một ly nước lạnh đã trở thành cuộc tranh luận về định nghĩa khái niệm nhiệt độ, và cuối cùng ly nước mà tôi nhận được là một ly nước nóng.
Kai shui, hay còn gọi là nước sôi;re shuilà nước nóng; vàwen shuilà nước ở nhiệt độ phòng – mà trong thực tế là mát hơn so vớire shuinhưng ấm hơn so với nước ấm thông thường.
Hầu hết người Trung Quốc hiếm khi uốngbai shui, hoặc nước lọc, thích nhâm nhicha shui, hay còn gọi là nước trà suốt cả ngày. Việc cho rằngcha shuicó tác dụng tốt đến sức khoẻ nhiều hơn những loại vắcxin tiên tiến nhất có vẻ là lạ lùng và gây bức xúc cho những người quen với phong cách uống nước lạnh ở Nhật Bản.
Việc tiếp cận với nguồn nước uống sạch là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay đối với sức khoẻ người dân trên toàn thế giới. Nguồn nước uống bị ô nhiễm gây bệnh tiêu chảy khiến nhiều trẻ em trên toàn thế giới tử vong có tỷ lệ cao hơn HIV rất nhiều.
Theo số liệu của UNICEF, hơn 1.300 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy mỗi ngày. Theo Nghiên cứu bệnh tật toàn cầu năm 2015, Ấn Độ chiếm số lượng lớn nhất trong số đó – 105.000 người mỗi năm. Ngược lại, ở Trung Quốc, quốc gia duy nhất có dân số tương đương, các ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi là 10.000 mỗi năm.
Nghiên cứu sâu hơn về vệ sinh an toàn ở Trung Quốc và sự khác biệt về khí hậu giữa các quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác nhau này. Thói quen uống nước nóng của Trung Quốc cũng như vậy. Thói quen này đã có từ lâu, bắt nguồn từ quan điểm của y học cổ truyền rằng thực phẩm và đồ uống lạnh sẽ gây ra tác động xấu đến bao tử.
Trong cuốn sách của mình“Fusang: Người Trung Quốc đã xây dựng nước Mỹ”, Stan Steiner viết rằng khoảng 13.000 người di cư Trung Quốc đã giúp xây dựng mạng lưới đường sắt lớn của Mỹ trong thế kỷ 19 đã phải nhận sự phân biệt đối xử từ những người lao động da trắng khác.
Người Trung Quốc coi những sự nhạo báng đó là “cay đắng”, và thói quen ủ trà của họ để uống cả ngày bằng những chén nhỏ được coi là “trò vớ vẩn của phụ nữ”.
Tuy nhiên, chính thói quen sử dụng nước sôi pha trà đã cứu rất nhiều người lao động Trung Quốc khỏi bệnh lỵ, bệnh tả và cái chết giống như đã đến với các đồng nghiệp của họ từ các quốc gia khác.
Nhiều thập kỷ sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành người khởi xướng chính cho việc dùng nước nóng. Trong cuộc nội chiến của thập niên 1930 và 1940, những người lính Cộng sản không được cung cấp nước mới đun sôi có thể khiếu nại lên cấp trên của họ, trong khi đó những người lén lút uống nước chưa được đun sôi thì bị trừng phạt.
Khi những người Cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, chính phủ đã thành lập các điểm cung cấp nước nóng miễn phí tại các trường học, nhà máy và các cơ quan chính phủ trên khắp đất nước, và việc này đã tồn tại và kéo dài trong suốt tất cả những thập kỷ sau đó.
Khi tôi về đến Bắc Kinh, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên trước những biến đổi to lớn đã diễn ra ở đây chỉ trong vòng tám năm kể từ lúc tôi còn sống ở đó. Cuộc cách mạng thanh toán di động đã khiến tiền mặt hầu như không còn tồn tại. Internet bị hạn chế nhiều hơn. Nhiều trang web tôi đã từng truy cập đều bị chặn (Tôi đã tham gia Facebook lúc còn sống tại Trung Quốc). Chi phí sinh hoạt đã tăng theo cấp số nhân.Nước nóng có mặt ở khắp mọi nơi. Tôi thấy mình liếc nhìn bình đun nước trong phòng khách sạn của tôi với một sự hoài niệm.
Nhưng các cô gái Trung Quốc dường như không phải lúc nào cũng chia sẻ cảm xúc này.Có một câu chuyện hài lan toả trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc được lấy ý tưởng từ việc rằng các cậu trai luôn khuyên các bạn gái của mình hãy“re shui”, hay là“uống nước nóng”, như thuốc chữa bách bệnh:
Cô gái: Anh yêu, em bị cảm rồi.
Chàng trai: Hãy uống nước nóng đi em.
Cô gái: Em bị rối loạn chu kỳ rồi anh.
Chàng trai: Hãy uống nước nóng đi em.
Cô gái: Em bị đau bụng.
Chàng trai: Hãy uống nước nóng đi em.
Cô gái: Mình chia tay nhau đi.
Chàng trai: Em làm anh đau lòng.
Cô gái: Hãy uống nước nóng đi!
Pallavi Aiyar*
Ngân Giang dịch (theo Nikkei)
————————–
Pallavi Aiyarlà một tác giả ở Tokyo và là thành viên của Hội đồng Tương lai Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Tương lai Thông tin và Giải trí.